Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản

16:54, 27/05/2011

Có 2 lợi thế để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội đó là: Tri thức và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên. Trong giai đoạn bùng nổ của nền kinh tế thế giới hiện nay đang làm suy giảm và cạn kiệt nguồn tài nguyên gây lo ngại cho nhiều quốc gia.


Hà Giang có lợi thế về nguồn tài nguyên nhất là tài nguyên khoáng sản còn là “thế mạnh” nếu chúng ta biết khai thác và sử dụng hiệu quả. Thực tế cho thấy, chúng ta có tới 149 mỏ, điểm mỏ với một trữ lượng được các nhà khoa học dự báo còn rất lớn. Thế mạnh của khoáng sản Hà Giang là: Sắt, vàng, chì, kẽm, ăng ti mon, man gan... trong đó có rất nhiều khoáng sản có lợi ích to lớn về mặt kinh tế cũng như ứng dụng vào thực tế trong quá trình phát triển công nghệ, chế tạo như: Vàng, ăng ti mon, chì, kẽm v.v... Cũng theo báo cáo giám sát mới nhất của tỉnh về tình hình khai thác, chế biến, xuất khẩu khoáng sản trên địa bàn cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng chưa thật sự xứng với tiềm năng vốn có của nguồn tài nguyên hiện có. Ở nhiều nơi, nhiều chỗ, nhiều điểm mỏ việc khai thác và sử dụng còn lãng phí, gây ô nhiễm môi trường và chưa đem lại kết quả to lớn cả về mặt lợi ích kinh tế, cũng như đóng góp cho xã hội và quốc tế dân sinh. Chúng ta thừa biết rằng: Tài nguyên khoáng sản là một mặt hàng càng ngày càng được thế giới xếp vào hàng hóa đặc biệt mang tầm chiến lược, bởi nó cạn kiệt nhanh và không hề có tái tạo. Kinh tế thế giới trong giai đoạn suy giảm hoặc thiếu bền vững hiện nay đang phụ thuộc ngày càng nhiều vào nguồn tài nguyên có sẵn như: Dầu thô, khí đốt, các loại quặng, kim loại quý và cả nguồn tài nguyên rừng và nước sạch. Giai đoạn hiện nay nhiều quốc gia đã phải thúc đẩy nghiên cứu, tìm tòi nguồn năng lượng mới (xanh) để bù đắp, thúc đẩy phát triển từ mỗi quốc gia, nhằm giảm dần sự lệ thuộc vào nguồn tài nguyên có sẵn, tài nguyên hóa thạch. Thế giới cũng đã có nhiều quốc gia bắt buộc sử dụng hạn chế, để dành nguồn tài nguyên cho cả quá trình chiến lược phát triển lâu dài mai sau.


Còn với chúng ta, thiên nhiên, điều kiện tự nhiên vốn ưu đãi có nhiều nguồn tài nguyên, nhiều khoáng sản quý. Những tài sản đó nếu chúng ta sử dụng và khai thác hợp lý, thì chắc chắn nó sẽ tạo thành “đòn bẩy” để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế – xã hội, giúp Hà Giang xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV vừa qua cũng chỉ ra lợi thế trong quá trình khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ cho phát triển. Trong sơ đồ “tam giác”kinh tế giai đoạn 2010 – 2015 của tỉnh cũng chỉ rõ việc sử dụng khoáng sản vào mục đích kinh tế, thúc đẩy xã hội đó là: Quy hoạch, chi tiết, thăm dò và đánh giá đầy đủ trữ lượng các loại khoáng sản có lợi ích kinh tế cao, từ đó để định hướng cho ngành khai khoáng. Phát triển ngành khai khoáng theo bề sâu nhằm tận dụng tiết kiệm khoáng sản, nâng cao giá trị sử dụng và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững. Mục tiêu tiến tới tinh luyện hoàn toàn quặng ăng ti mon đảm bảo 100% giá trị xuất khẩu mạnh, thu ngoại tệ, nhằm tái sản xuất. Đồng thời tinh luyện Feprô man gan, tinh luyện chì, kẽm, khai thác vàng, bạc, vônpram luyện gang thép, tránh khai thác bán quặng thô. Tiến tới xây dựng ngành Công nghiệp khai khoáng có thế mạnh làm xương sống cho nền kinh tế, thúc đẩy an sinh xã hội. Muốn làm được như vậy bắt buộc chúng ta phải xiết chặt công tác quản lý khai thác. Từng bước rà soát , quy hoạch lại công tác cấp phép, các quyết định khai thác thăm dò để đưa công tác quản lý khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó có giải pháp chiến lược để xây dựng nền công nghiệp, công nghệ khai khoáng trên địa bàn tỉnh đủ tầm thúc đẩy kinh tế – xã hội và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên.


NGUYỄN HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cây lạc xuân ở Quang Bình
HGĐT- Lạc xuân được xác định là cây thế mạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao trong Chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Do vậy, cây trồng này luôn được các xã, thị trấn của huyện Quang Bình quan tâm mở rộng diện tích, nhất là vụ xuân.
27/05/2011
Công ty CP Cao su Hà Giang: Triển khai trồng giống cao su chịu lạnh
HGĐT- Với quyết tâm phát triển cây cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và của tỉnh, cùng với sự chỉ đạo về chuyên môn của Tập đoàn Cao su, hiện nay Công ty CP Cao su Hà Giang đang triển khai ươm, trồng giống cao su chịu lạnh.
27/05/2011
Mô hình trồng cây cam sành ở Khuổi Niếng
HGĐT- Thôn Khuổi Niếng, xã Đông Thành (Bắc Quang) từ trước đến nay nổi tiếng là một trong thôn có diện tích cây cam sành lớn trên địa bàn huyện. Đây là giống cây trồng giúp cho bà con trong thôn thoát nghèo, đời sống kinh tế ngày càng được nâng cao và ổn định.
27/05/2011
Văn phòng đại diện PRUDENTIAL Hà Giang từng bước khẳng định uy tín
HGĐT- Mặc dù lúc nào cũng bận rộn cùng với anh chị em nhân viên, nhưng nụ cười và ánh mắt thân thiện luôn thường trực trên khuôn mặt của nữ giám đốc Đào Ánh Nguyệt, người đứng đầu Văn phòng đại diện Prudential tại thành phố Hà Giang.
27/05/2011