Tạo nguồn lực cho nhiều hộ nghèo ở Quang Bình phát triển

16:21, 22/04/2011

HGĐT- Nằm trong chương trình hỗ trợ của Dự án Phân cấp giảm nghèo (DPPR), tại một số địa phương khó khăn trên bàn huyện Quang Bình đã có nhiều chương trình phúc lợi xã hội được triển khai, nhiều hộ nghèo trực tiếp được hưởng lợi... góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của xã hội, khẳng định hiệu quả thiết thực mà dự án mang lại.


 
 Chị Đặng Thị Đeng, xã Yên Thành (Quang Bình) bên con trâu được hỗ trợ từ dự án DPPR.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, các chương trình hỗ trợ giảm nghèo cho nhân dân ở vùng đặc biệt khó khăn như Chương trình 135, 167, Dự án DPPR đã phát huy hiệu quả, giúp các đối tượng nghèo có điều kiện vươn lên để xóa đói giảm nghèo. Dự án DPPR được triển khai ở huyện Quang Bình từ năm 2005 đến nay, thực hiện ở 6 xã đặc biệt khó khăn gồm: Tân Nam, Tân Bắc, Xuân Minh, Nà Khương, Bản Rịa, Yên Thành trên tổng số 50 thôn bản. Sau 6 năm triển khai thực hiện hoạt động của dự án đã đạt được những kết quả nhất định, đời sống nhân dân vùng khó khăn giảm bớt được đói nghèo, kinh tế ngày một phát triển. Thông qua các chương trình hỗ trợ của dự án, nhiều hộ nghèo đã có điều kiện để phát triển kinh tế gia đình. Cụ thể: Về Hợp phần hỗ trợ sản xuất, Dự án DPPR đã hỗ trợ cho 6 xã được 190 con trâu, 32 con lợn nái cho 32 hộ nghèo, 107 con dê cho 19 hộ, 10.390 tấn giống cỏ... Hiện nay con trâu đang là một trong những con vật nuôi mà dự án hỗ trợ hiệu quả nhất. Mỗi hộ được hỗ trợ 1 con trâu sinh sản trị giá 10 triệu đồng, trong quá trình nuôi các hộ phải có bản cam kết về quy trình nuôi và thực hiện mục đích của dự án. Sau 3 năm, với những con trâu sinh sản các hộ gia đình sẽ hoàn trả lại vốn hoặc trâu sinh sản cho BQL rồi sau đó BQL tiếp tục bình xét, luân chuyển cho những hộ nghèo còn lại. Theo thống kê từ dự án hỗ trợ trâu nuôi sinh sản cho các hộ nghèo, đến nay, trâu của nhiều hộ gia đình đã sinh sản, một số hộ hoàn trả được vốn cho BQL. Chị Đặng Thị Đeng, thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành là một trong số các gia đình được hưởng lợi của dự án cho biết: “Trước đây gia đình tôi nghèo lắm, không có trâu nuôi... Năm 2008, gia đình được hỗ trợ 10 triệu đồng mua 1 con trâu sinh sản, kể từ đó gia đình có trâu nuôi, đồng thời có thêm sức kéo cho sản xuất nông nghiệp. Đầu năm 2011 con trâu của gia đình đã sinh sản...”. Không chỉ riêng gia đình chị Đeng, hiện nay thông qua Dự án DPPR đã có rất nhiều hộ gia đình ở xã Yên Thành nói riêng và các xã được thụ hưởng dự án nói chung ở huyện Quang Bình đều phát huy hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ mà dự án mang lại. Ngoài ra, nhờ nguồn vốn của dự án đã mở được 62 lớp tập huấn cho 2.685 lượt người tham gia được học với các nội dung như: Kỹ thuật trồng và gieo cấy cây ngô, đậu tương, khoai tây, gừng, kỹ thuật và chăm sóc, chế biến chè... Về đầu tư xây dựng, đến nay, nhiều công trình đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như mở mới 5 km đường giao thông nông thôn, xây dựng 1 nhà chợ tại xã Xuân Minh và nhiều công trình giao thông, công trình nước sinh hoạt, trụ sở thôn... ở 6 xã khó khăn nằm trong dự án. Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Lê Thành Công, Phó BQL Dự án DPPR huyện Quang Bình cho biết: Đây là một trong những dự án mang lại hiệu quả thiết thực nhất đến với các hộ nghèo. Qua dự án, các công trình được hỗ trợ trực tiếp đến với người dân nghèo, đặc biệt là hợp phần hỗ trợ sản xuất vay vốn nuôi trâu sinh sản đã thật sự mang lại hiệu quả cao...


Có thể khẳng định, Dự án DPPR đang là nguồn lực giúp nhiều hộ nghèo ở các xã nghèo của huyện Quang Bình phát triển, thông qua dự án đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo bình quân tại 6 xã nằm trong dự án của huyện Quang Bình xuống còn 38,20% (theo tiêu chí cũ).


ĐỨC TRỌNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giúp người dân Tả Phìn xóa đói, giảm nghèo
HGĐT- Tả Phìn là một trong những xã nằm trong vùng Dự án DPPR của huyện Đồng Văn và cũng là một trong những xã trọng điểm về thiếu nước sinh hoạt cho người dân, thiếu nước chăn nuôi, sản xuất; thiếu đất canh tác của huyện.
22/04/2011
Sản xuất vụ Xuân năm 2011 trên địa bàn huyện Yên Minh
HGĐT- Trong thời gian trước và sau tết Nguyên đán, mặc dù thời tiết rét hại, hạn hán kéo dài nên việc triển khai thực hiện gieo cấy vụ xuân trên địa bàn huyện gặp không ít khó khăn, diện tích gieo cấy lúa xuân là 161,7/434 ha đạt 31,81% kế hoạch, ngô xuân chính vụ là 5.204/6379 ha đạt 82,49%; cây cải dầu, tổng diện tích cho thu hoạch là 108,4 ha đạt 54,2% kế hoạch tập trung
20/04/2011
Hội chợ xã Nà Chì
HGĐT- Sáng 17.4, tại Trung tâm xã Nà Chì (Xín Mần), được sự đồng ý của UBND huyện Xín Mần, Công ty TNHH tổ chức Hội chợ F17 đã phối kết hợp với UBND xã Nà Chì tổ chức Tuần lễ Hội chợ đưa hàng về nông thôn.
20/04/2011
Chăn nuôi gia súc trở thành hàng hóa - hướng phát triển kinh tế bền vững ở Mèo Vạc
HGĐT- Để phát huy tiềm năng, thế mạnh của một huyện vùng cao núi đá, trong những năm qua huyện Mèo Vạc đã tập trung chỉ đạo nhân dân các dân tộc trong toàn huyện đẩy mạnh chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm trở thành hàng hóa, đưa chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đại gia súc trở thành nguồn thu nhập chính của nhân dân, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo và là động lực
18/04/2011