Ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Giang 23 năm vì sự nghiệp phát triển kinh tế

16:48, 23/03/2011

HGĐT- Qua 23 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng No&PTNT (26.3.1988-2011), Ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Giang ( tiền thân là Ngân hàng No&PTNTHà Tuyên) không ngừng được trưởng thành, khẳng định vị thế của mình trong công cuộc XĐGN, phát triển kinh tế xã hội vì mộtHà Giang đổi mới.


Dưới sự lãnh, chỉ đạo của Ngân hàng cấp trên, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hà Giang, Ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Giang cùng các cấp, các ngành đã tạo nên một bức tranh kinh tế xã hộinhiều mầu sắc, nhiều ý nghĩa với mảnh đất và con người nơi cực Bắc.


Với tinh thần đoàn kết, ý trí vượt khó, sự đồng thuận nỗ lực của 22 dân tộc anh em, qua hơn 20 năm đổi mới các thành phần kinh tế liên tục được phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch một cách hợp lý, phù hợp với tiềm năng và thực trạng địa phương. Trong sản xuất nông nghiệp, nhiều cây, con mới được đưa vào sản xuất, đẩy mạnh thâm canh, các cánh đồng kiểu mẫu cho năng suất cao, mô hình kinh tế hiệu quả là động lực chính cho công tác xoá đói giảm nghèo. Năm 2010 tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh đạt 34 vạn tấn, chủ động được lương thực tại chỗ. Công nghiệp, thương mại và dich vụ đã có sự tăng trưởng ấn tượng với giá trị đạt trên 1000 tỷ đồng, giá trị hàng hoá xuất, nhập khẩu đạt 280 triệu đô la Mỹ, thu ngân sách trên địa bàn luôn vượt và đạt kế hoạch...tỷ lệ hộ đói nghèo giảm theo từng năm, đảm bảo an sinh xã hội...Với những thành tựu chung đó, Ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Giang thực sự tự hào về sự đóng góp của mình trong nhữngnăm qua.


Đi lên từ một Ngân hàng có địa bàn hoạt động khó khăn và môi trường kinh doanh không thuận lợi, đến nay chi nhánh có tổng nguồn vốn huy động đạt 1.302 tỷ đồng, tăng trên 200 lần so với năm 1991; tổng dư nợ đầu tư cho nền kinh tế đạt 1.597 tỷ đồng, chất lượng tín dụng được nâng lên theo từng năm, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 23% năm 1991 đến nay chỉ chiếm 1,24% trên tổng dư nợ. Cơ cấu đầu tư đã có sự thay đổi cơ bản, phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế địa phương, trong đó dư nợ đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn luôn chiếm tỷ trọng cao. Khoa học kỹ thuật, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tiện ích được áp dụng và phát triển đáp ứng tiến trình hội nhập.


Cùng với sựphát triển kinh tế của tỉnh, Ngân hàng No&PTNTHà Giang luôn nêu cao vai trò của mình, tập trung chuyển tải mọi nguồn vốn kịp thời đến tất cả các thành phần kinh tế, giúp cho các thành phần kinh tế có thêm động lực và cơ hội phát triển. Ngân hàng đã thực sự là chỗ dựa quan trọng, bạn đồng hành của nhân dân. Đạt được kết quả đó, ngoài sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam thì đó còn là sự nỗ lực phấn đấu của gần 300 cán bộ công nhân viên toàn chi nhánh. dưới sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc, Ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Giang luôn xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp, phân đoạn phát triển hợp lý đáp ứng với nhu cầu thực tiến. Chi nhánh đã không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động, trải rộng trên địa bàn toàn tỉnh với 12 chi nhánh loại 3và 7 phòng giao dịch tập trung tại những khu dân cư đông đúc. Chi nhánh luôn quan tâm xây dựng và phát triển nguồn nhân sự đáp ứng kịp thời cho tiến trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Từ Chi nhánh năm 1998 chỉ có 34% cán bộ có trình độ đại học, đến nay đã có 67% cán bộ có trình độ đại học và trên đại học (2 thạc sỹ kinh tê). Công tác thi đua khen thưởng được đảy mạnhthường xuyên, coi đây là nhân tố quan trọng để hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Hơn nữa, chi nhánh đã xác định rõ vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Gần 300 cán bộ công nhân viên với sự đoàn kết thống nhất, quyết tâm hành động, vì một “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”, vì một Ngân hàng nông nghiệp phồn thịnh, đồng hành phục vụ nhân dân, lấy sự thành công của các thành phần kinh tế là nhiệm vụ cơ bản. Do vậy sau 23 năm xây dựng và trưởng thành, và nhất là từ khi tái lập tỉnh đến nay(1991)nhiều tập thể, cá nhân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN, Tổng giám đốc NHNo, Chủ tịch UBND tỉnh tặng cờ và Bằng khen.


23 năm xây dựng và phát triển, chặng đường vất vả song thật tự hào với những kết quả đạt đươc. Vì một tỉnh Hà Giang đổi mới, Ngân hàng No&PTNT Hà Giang phải phát huy những thành tích đạt được, kiên trì các mục tiêu, định hướng và giải pháp phù hợp trong xu thế hội nhập, làm tốt công tác phục vụ khách hàng, nâng cao công tác huy động vốn, từ đó mở rộng đầu tư tín dụng tới mọi thành phần kinh tế, chú trọng đầu tư các ngành nghề mũi nhọn, có thế mạnh, đặc biệt ưu tiên vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng mô hình kinh tế kiểu mẫu đột phá về năng xuất, phát triển mô hình doang nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp thuận tiện cho việc đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp...

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2020 xác định: “Đảng, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, với ý trí quyết tâm, tập trung mọi nguồn nội lực, tận dụng tốt nguồn ngoại lực, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, xây dựng và phát triển tỉnh Hà Giang ngày một đổi mới, nhằm thoát ra khỏi là một tỉnh nghèo của cả nước...”. Với 23 năm kinh nghiệm, bằng sự năng động, sáng tạo của mình, Ngân hàng No&PTNT tỉnh sẽ vững bước đi lên, đóng góp nhiều thành quả hơn nữa trong công cuộc xây dựng kinh tế xã hội, vì một tỉnh Hà Giang mạnh giầu, xứng tầm là mảnh đất địa đầu Tổ quốc, nơi có cao nguyên đá Đồng Văn - Công viên địa chất toàn cầu.


KHẢI HOÀN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cục Thuế tỉnh triển khai các chính sách thuế mới và hướng dẫn quyết toán thuế TNCN, thuế TNDN năm 2010
HGĐT- Thực hiện chỉ đạo của Tổng Cục thuế về việc triển khai các chính sách thuế mới và hướng dẫn quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN năm 2010 cho nội bộ ngành và người nộp thuế.
23/03/2011
Ngân hàng CSXH tỉnh Đại hội CNVC
HGĐT- Sáng 19.3, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh tổ chức Đại hội công nhân viên chức (CNVC) năm 2011.
21/03/2011
Sự cần thiết thực hiện Đề án “Phát triển cây đậu tương hàng hóa tập trung”
Trên địa bàn tỉnh ta, cây đậu tương là cây trồng có phạm vi thích ứng tương đối rộng, sản phẩm dễ tiêu thụ, thị trường thu mua ổn định. Người dân sản xuất cây đậu tương từ bao đời nay và nó đã trở thành một trong những cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng của tỉnh.
21/03/2011
Quyết tâm phát triển cây cao su ở Hà Giang
HGĐT- Đó là khẳng định của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (CNCSVN) và tỉnh ta trong cuộc họp giữa 2 bên được tổ chức tại Hà Giang đầu tháng 3.2011. Mặc dù đợt rét đậm, rét hại lịch sử vừa qua đã làm ảnh hưởng và thiệt hại một số diện tích cao su tại các tỉnh miền núi phía Bắc, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, trong đó có tỉnh ta, song theo đánh giá của Tập đoàn CNCSVN, những thiệt
21/03/2011