Công ty Cổ phần Cơ khí và khoáng sản: Giá trị của tầm nhìn chiến lược

17:18, 23/03/2011

HGĐT- Sản phẩm Ăng ti mon kim loại (A-H) sau gần 5 năm có mặt trên thị trường đã đoạt: Giải thưởng chất lượng Việt Nam năm 2007, Huy chương Vàng sản phẩm A-H năm 2007, Huy chương Vàng sản phẩm A-H năm 2008, Giải thưởng Doanh nghiệp Hội nhập và phát triển năm 2008, Sản phẩm dịch vụ Vàng thời hội nhập năm 2010, nhiều Bằng khen, Giấy khen ghi nhận thành tích của doanh nghiệp trong việc xây dựng và phát triển tỉnh Hà Giang.


Đến nay sản phẩm A-H của doanh nghiệp là sản phẩm tinh khiết đạt chuẩn quốc tế 99,98%Sb và cũng là sản phẩm duy nhất trong nước xuất khẩu. Sản phẩm A-H đã làm nên một thương hiệu, một doanh nghiệp, một giá trị đích thực cho những người lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược khi lựa chọn đầu tư.


Theo sát bước đi của doanh nghiệp gần 10 năm trong ngành khai khoáng nhưng chưa hề thấy sự lúng túng nào trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh kể cả thời kỳ nền kinh tế thế giới bị suy thoái mới biết sự ổn định trong sản xuất, kinh doanh là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp cho doanh nghiệp liên tục gặt hái thành công ở mức tăng vài chục phần trăm mỗi năm.


Nhìn bức tranh toàn cảnh của ngành khai khoáng trong tỉnh cho thấy rất nhiều doanh nghiệp, công ty tham gia vào lĩnh vực khai khoáng nhưng chưa hề thấy hầu như chưa đầu tư chiều sâu để khai thác, chế biến như công ty đã làm. Gần như toàn bộ doanh nghiệp, công ty tham gia khai khoáng chỉ nhằm vào cái lợi trước mắt tựa như việc ăn sổi, chỉ khai thác, bán thô. Việc khai thác, bán quặng thô, lợi nhuận đặt lên trên hết, môi trường là thứ yếu, phúc lợi xã hội người lao động... trong các doanh nghiệp trên luôn là những vấn đề thời sự đến nay chưa có lời giải thỏa đáng và chưa tuân thủ đúng, triệt để Nghị quyết của Tỉnh ủy đề ra là “khai thác, chế biến chiều sâu” nhằm đem lại lợi ích kinh tế, xã hội to lớn như tiềm năng vốn có của nguồn tài nguyên đã ưu ái cho Hà Giang.


Đối với Công ty Cổ phần Cơ khí và Khoáng sản Hà Giang vốn xuất thân làm nghề cơ khí, sản xuất nông cụ phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp của tỉnh từ thời bao cấp. Kế sau chuyển sang sản xuất phân vi sinh. Tiếp cận ngành khai thác, chế biến, xuất khẩu khoáng sản từ những năm 2000. Được cổ phần hóa theo chủ trương của tỉnh năm 2005 với số vốn Nhà nước sở hữu chiếm 48,96%, còn lại là vốn đóng góp của các cổ đông. Khi chuyển vào nghề khai khoáng, doanh nghiệp đã lựa chọn quặng Ăng ti mon để xây dựng kế hoạch đầu tư sản xuất, xuất khẩu. Ông Ma Ngọc Tiến, nguyên là Giám đốc công ty cho biết: Sở dĩ công ty chọn Ăng ti mon kim loại để đầu tư vì Ăng ti mon là một trong số 12 kim loại không thể thay thế trong ngành chế tạo công nghiệp công nghệ cao. Thực tế cho thấy từ khi thành lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh giá bán một tấn Ăng ti mon tinh khiết thời điểm bắt đầu sản xuất năm 2002 là 1.100 USD, năm 2008 là 5.800 USD. Thời điểm kinh tế toàn cầu suy thoái giá bán vẫn đạt 3.800 USD. Đến năm 2009 – 2010 khi nền kinh tế thế giới phục hồi, giá bán của sản phẩm này đạt kỷ lục 8.634 USD/tấn. Nhờ sản phẩm A-H mà doanh nghiệp trở thành doanh nghiệp số 1 toàn quốc có sản phẩm “độc” xuất khẩu 100% vào thị trường Nhật Bản. Cũng nhờ sản phẩm A-H đã đưa công ty lên sàn chứng khoán như một “mốc son” của ngành khai khoáng Hà Giang và trở thành doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh tiên phong trong ngành công nghiệp khai khoáng non trẻ của hà Giang trong tất cả các lĩnh vực: Đầu tư công nghệ, đào tạo nhân công, đảm bảo các lợi ích xã hội, môi trường cho phát triển bền vững. Sau 5 năm thực hiện cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp đã luôn có doanh thu tăng đều, lợi nhuận doanh nghiệp, người lao động, Nhà nước cũng tăng theo. Năm 2006, năm đầu tiên thực hiện CPH công ty đã huy động được sức tự chủ của người lao động, trách nhiệm của người quản lý, điều hành nên năng suất lao động tăng, chi phí giảm, lợi nhuận đạt 56,833 tỷ đồng nộp ngân sách tỉnh 2 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt 2,4 triệu đồng/tháng; lãi cổ tức 30%/năm. Đến năm 2010 đạt doanh thu 95 tỷ 097,9 triệu đồng, nộp ngân sách 14 tỷ 874 triệu đồng, lương bình quân của 194 lao động (tăng 101 lao động lúc CPH năm 2005) là 4,4 triệu đồng/người/tháng, cổ tức đạt 20%. Qua 5 năm CPH tổng vốn của doanh nghiệp tăng từ 10 tỷ đồng vốn điều lệ, lên 60 tỷ đồng vào năm 2010. Tổng tài sản lúc CPH là 60 tỷ 959 triệu đồng, tăng hết năm 2010 đạt 144 tỷ 241 triệu đồng. Sự tăng trưởng đó cũng là sự tăng trưởng ngoạn mục trong giai đoạn nền kinh tế chung thế giới có nhiều biến động.


Ngoài sự tăng trưởng của doanh nghiệp, sự đóng góp vào ngân sách tỉnh gia tăng doanhnghiệp còn đóng góp 1 tỷ 507 triệu đồng để giúp các xã: Hố Quáng Phìn, Du Già, Thắng Mố, Mậu Duệ, xóa nghèo giúp đỡ các lớp học nội trú dân nuôi tại các địa phương cho hàng ngàn cháu nhỏ ăn, ở, sinh hoạt, học tập. Riêng tại xã Mậu Duệ, nơi nhà máy tinh luyện Ăng ti mon đã thu hút 46 công nhân địa phương xã vào làm việc và Mậu Duệ là xã duy nhất của tỉnh có “làng văn hóa” góp phần tính cực vào sự thay đổi kinh tế – xã hội tại địa phương sở tại nơi doanh nghiệp khai thác. Đi đôi với sự chăm lo lợi ích cho người lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, Công ty Cổ phần Cơ khí Khoáng sản còn là đơn vị coi trọng sự phát triển bền vững môi trường sống. Hàng năm Công ty tổ chức trồng cây xanh quanh khu vực mỏ. Đắp đập ngăn nước, chặn thải. Thường xuyên tổ chức quan trắc đánh giá tác động môi trường và ký quỹ phục hồi môi trường trên 654 triệu đồng để phục hồi môi trường sau khai thác. Doanh nghiệp cũng là đơn vị đầu tiên thực hiện tốt công tác ký quỹ phục hồi môi trường và có đóng góp lớn vào việc phủ xanh quanh khu vực khai khoáng làm cho môi trường giảm thiểu ô nhiễm để phát triển bền chắc, lâu dài.


Trở lại vấn đề của sự lựa chọn đầu tư mang tính “chiến lược” của doanh nghiệp. Ngoài ý chọn Ăng ti mon làm mục tiêu để sản xuất, kinh doanh ra ban lãnh đạo doanh nghiệp đã biết lựa chọn “công nghệ của nước sản xuất, xuất khẩu Ăng ti mon đứng đầu thế giới ở liền kề đó là Trung Quốc. Một dây truyền sản xuất (tinh luyện) hiện đại (không khói), chất lượng đảm bảo “chuẩn” quốc tế 99,98%Sb, lại vừa thích hợp với: Kinh tế ban đầu cảu doanh nghiệp (còn hạn chế0, lại vừa quy mô phù hợp địa hình, lợi thế của Hà Giang (Mậu Duệ, Yên Minh). “Khéo” hơn nữa là biết cách “mỡ nó – dán nó” (Đầu tư – Đào tạo – chuyển giao – nợ trả dần bằng sản phẩm). Nó hơn quá, nhưng đúng là “tay không, bắt giặc”. Ngay sau khi lắp đặt dây truyền thì nhà đầu tư Trung Quốc đã đào tạo cho doanh nghiệp toàn bộ đội ngũ công nhân, cán bộ kỹ thuật rồi đến khi vận hành cho sản phẩm, bảo hành dây truyền, bảo hành công nghệ để “toàn bộ” công nhân của doanh nghiệp “tự làm” lấy sản phẩm của Nhà máy thành thạo mới bàn giao, ghi nợ trả dần v.v... Và tới thời điểm hiện nay Công ty vẫn làm chủ dây truyền, công nghệ có bảo trì, cải tiến để dây truyền hoạt động ngày một tốt hơn.


Trong quá trình lựa chọn đầu tư trên doanh nghiệp đã lựa chọn được thêm một đội ngũ cán bộ quản lý có “Tâm – có tầm”. Cái Tâm của họ là biết lo cho lợi ích của doanh nghiệp, người lao động, lợi ích của Nhà nước. Cái tâm của họ là biết “nhìn xa, trông rộng” để lựa chọn đầu tư. Cái tâm – tầm của ban lãnh đạo doanh nghiệp đã làm thành tên tuổi của Công ty nổi trội, vượt trội trong lành doanh nghiệp, doanh nhân cả nước trong quá trình lao động sáng tạo xây dựng đất nước, xây dựng Hà Giang ngày một lớn mạnh.


Mục tiêu 5 năm của một nhiệm kỳ CpH doanh nghiệp lần thứ II, nhiệm kỳ (2011-2015) là: Tập trung xây dựng doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững, phấn đầu trở thành doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam . Thu hút nhân tài, nguồn lực, nâng cao giá trị sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm ISO để Hội nhập. Mở rộng đầu tư khai thác, thăm do đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh và chăm lo lợi ích người lao động. Hỗ trợ tích cực cùng tỉnh trong công tác xóa đói, giảm nghèo và an sinh xã hội. Tin chắc với tầm nhìn chiến lược và thành công hôm nay sẽ làm cho doanh nghiệp có những bước đi, phát triển ngày một lớn mạnh.


NGUYỄN MẠNH HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công bố năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Hà Giang được xếp vào nhóm khá
HGĐT- Vừa qua, Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam đã công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2010, (gọi tắt là chỉ số PCI).
23/03/2011
Ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Giang 23 năm vì sự nghiệp phát triển kinh tế
HGĐT- Qua 23 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng No&PTNT (26.3.1988-2011), Ngân hàng No&PTNT tỉnh Hà Giang ( tiền thân là Ngân hàng No&PTNTHà Tuyên) không ngừng được trưởng thành, khẳng định vị thế của mình trong công cuộc XĐGN, phát triển kinh tế xã hội vì mộtHà Giang đổi mới.
23/03/2011
Cục Thuế tỉnh triển khai các chính sách thuế mới và hướng dẫn quyết toán thuế TNCN, thuế TNDN năm 2010
HGĐT- Thực hiện chỉ đạo của Tổng Cục thuế về việc triển khai các chính sách thuế mới và hướng dẫn quyết toán thuế TNDN, thuế TNCN năm 2010 cho nội bộ ngành và người nộp thuế.
23/03/2011
Sự cần thiết thực hiện Đề án “Phát triển cây đậu tương hàng hóa tập trung”
Trên địa bàn tỉnh ta, cây đậu tương là cây trồng có phạm vi thích ứng tương đối rộng, sản phẩm dễ tiêu thụ, thị trường thu mua ổn định. Người dân sản xuất cây đậu tương từ bao đời nay và nó đã trở thành một trong những cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng của tỉnh.
21/03/2011