Khi con ong bay... “về trời”

09:38, 29/01/2011

HGĐT- 96 đàn o­ng được nhập từ Vĩnh Phúc về cung ứng cho các hộ dân tham gia Phương án phát triển đàn o­ng nội theo mô hình nuôi tập trung của huyện Yên Minh chỉ trong thời gian ngắn số thì chết yểu, số thì bay...”về trời”. Hệ lụy trên là bằng chứng về cách làm việc thiếu tính chuyên nghiệp, được chăng hay chớ của số ít cán bộ, công chức ăn lương Nhà nước ở một số địa phương.


CHUYỆN NHỎ NHƯ...CON o­nG

Phương án phát triển đàn o­ng nội theo mô hình nuôi tập trung tại 4 xã Phú Lũng, Thắng Mố, Sủng Trái, Sủng Thài (Yên Minh) được UBND huyện phê duyệt từ tháng 11 năm 2009. Mục tiêu đặt ra, đến cuối năm 2010, tại 4 xã trên có 400 đàn o­ng, tương ứng mỗi xã 100 đàn, mỗi hộ tham gia Phương án nuôi từ 20 đàn trở lên. Giải pháp thực hiện Phương án trên là phát triển đàn o­ng nội (giống o­ng địa phương) có tính thích nghi cao với điều kiện tự nhiên của địa phương, các hộ tự lựa chọn mua o­ng trong vùng để nuôi, sau khi hoàn thành, nghiệm thu đạt kết quả sẽ được hỗ trợ tiền mua giống. Triển khai Phương án, các hộ nuôi o­ng được tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật, nuôi o­ng bằng thùng cầu tiêu chuẩn, khai thác mật bằng thùng quay; thùng nuôi o­ng và thùng quay được huyện hỗ trợ theo giá quy định.


Phải khẳng định, những xã được lựa chọn thực hiện Phương án có nhiều thuận lợi để phát triển vùng chuyên canh o­ng mật, đây là bước cụ thể hóa chủ trương phát triển chăn nuôi theo quy mô hàng hóa tập chung của huyện Yên Minh. Phương án ra đời, được các địa phương triển khai quyết liệt, các xã đều thành lập BCĐ mang tính chuyên biệt do Chủ tịch UBND hoặc Phó Chủ tịch phụ trách sản xuất làm Trưởng BCĐ, đồng thời triển khai cho nhân dân đăng ký, trên cơ sở đó, lựa chọn những hộ có đủ năng lực, kinh nghiệm tham gia thực hiện phương án. Về phần các hộ dân, khi phương án được triển khai đến xã, họ rất nhiệt tình hưởng ứng với hy vọng các cơ chế được ban hành sẽ tạo ra vùng chăn nuôi hàng hóa tập trung, là nhân tố quan trọng giúp họ thay đổi nhận thức, từng bước tiến tới làm giàu trên đồng đất quê hương.


Triển khai Phương án, phòng NN-PTNT Yên Minh được giao nhiệm vụ cung ứng thùng nuôi o­ng theo tiêu chuẩn, thùng khai thác mật và giống o­ng đến các hộ dân, đồng thời tổ chức tập huấn cho người dân; cấp xã chỉ được giao “trọng trách” tiếp nhận và phối hợp tổ chức tập huấn. Thực hiện “trọng trách” được giao, các xã đều chuẩn bị địa điểm tổ chức tập huấn cho người dân về quy trình, kỹ thuật nuôi o­ng, thời gian từ 1/2-1 ngày, đối tượng là các hộ dân tham gia Phương án nuôi o­ng, các hộ không thuộc diện được hưởng lợi từ Phương án nhưng có nhu cầu cũng được “dự thính”. Khi làm xong các thủ tục ban đầu, phòng NN-PTNT Yên Minh tiến hành cung cấp thùng o­ng cho người dân, nhưng tiến trình thực hiện không suôn sẻ như kỳ vọng ban đầu.


Mặc dù mục tiêu đặt ra đến cuối năm 2010 sẽ hoàn thành Phương án nhưng phòng NN-PTNT Yên Minh chỉ cung ứng được 116 thùng nuôi o­ng tiêu chuẩn, 4 thùng quay mật cho 4 xã và 96 đàn o­ng cho 13 hộ. Tuy nhiên, khi tiến hành giám sát việc thực hiện Phương án vào tháng 12 năm 2010, HĐND huyện Yên Minh xác định chỉ còn 39 đàn, giảm 57 đàn so với số đã cung ứng, nguyên nhân do o­ng bị chết và bay...”về trời”! Ngoài số đã chết, đã bay “về trời” những đàn o­ng “có tâm” ở lại đồng cam cộng khổ với “khổ chủ” từ ngày đưa về nuôi chưa đáp lại cho họ giọt mật nào, mặc dù được chủ nuôi bổ sung thức ăn định kỳ hàng tuần bằng cách hòa nước đường cho ăn. Trong khi đó, giống o­ng bản địa được nuôi cùng một nhà, cùng thời kỳ, không cho ăn bổ sung nhưng vẫn cho khai thác định kỳ với sản lượng mật lớn. Số đàn o­ng còn lại, đang phát triển nhưng lượng quân rất ít, thức ăn dự trữ hầu như không có, thời tiết lạnh, o­ng gần như ngưng làm việc...do đó nguy cơ chết và lại bay “về trời” rất cao.


NGẪM VỀ CÁI TÂM NGƯỜI CÁN BỘ

Đến thời điểm hiện tại, có thể khẳng định: Phương án phát triển đàn o­ng của huyện Yên Minh không thành công như dự định ban đầu, người dân cũng không thể hy vọng qua cách làm này cuộc sống của họ sẽ từng bước thay da đổi thịt. Tìm hiểu nguyên nhân của tình trạng trên cho thấy cách triển khai, thực thi trách nhiệm của cán bộ rất thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu tinh thần trách nhiệm và luôn làm việc theo kiểu phong trào. Trước khi mỗi chủ trương, chính sách, chương trình, dự án triển khai xuống dân, công tác tập huấn nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi là khâu quan trọng hàng đầu. Trước khi triển khai việc nuôi o­ng, phòng NN-PTNT Yên Minh cũng mở các lớp tập huấn nhưng người được thuê đứng lớp lại không có bằng cấp, chỉ có kinh nghiệm thực tiễn, quá trình lên lớp không giáo trình, không tài liệu hướng dẫn và phát cho người dân. Trong khi đó, đội ngũ cán bộ khuyến nông với chức năng, nhiệm vụ chuyển giao KHKT lại không được tham gia thực hiện phương án. Do không nắm được quy trình, kỹ thuật nên việc chăm sóc đàn o­ng của người dân không đảm bảo, thùng o­ng kê sát mặt đất, không được bảo vệ cẩn thận nên mùa đông thì lạnh, mùa hè nắng nóng, ẩm khiến o­ng không sinh trưởng, phát triển được. Hơn nữa, giống o­ng do phòng NN-PTNT huyện cung ứng cho người dân được nhập về từ Vĩnh Phúc, một tỉnh Trung du, điều kiện tự nhiên khác hoàn toàn so với Hà Giang, khi chưa được nuôi thử nghiệm cho thích nghi đã đưa ồ ạt xuống dân.


Bên cạnh đó, sự phối, kết hợp giữa các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương không chặt chẽ, không tuân thủ quy trình đặt ra; phòng NN-PTNT Yên Minh không có văn bản hướng dẫn, tổ chức cho nhân dânmua, nhân rộng đàn o­ng, dẫn đến số lượng không đạt kế hoạch đề ra, không khuyến khích được người dân tham gia thực hiện phương án. Việc mua, vận chuyển o­ng từ tỉnh miền xuôi lên không hợp lý, không đúng với phương án đặt ra, khi cung ứng đến các hộ nuôi thiếu chặt chẽ, không có hợp đồng mua, bán với bên cung cấp giống, không có biên bản giao nhận và cuối cùng là...vỡ kế hoạch.


Phát triển nền nông nghiệp tập trung theo quy mô hàng hóa đang được tỉnh ta rất coi trọng, trên cơ sở định hướng đó, các địa phương đã xây dựng, quy hoạch vùng sản xuất chuyên biệt dựa vào tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tuy nhiên từ chủ trương, đến cách thực hiện hoàn toàn khác nhau. Yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển sản xuất nông nghiệp luôn đòi hỏi ở trình độ cao, trong khi đó, cách nghĩ, cách làm của đội ngũ cán bộ thực thi thiếu tính chuyên nghiệp nên rất dễ gây ra hệ lụy. Qua cách triển khai thực hiện Phương án phát triển đàn o­ng của Yên Minh, hy vọng sẽ là bài học đắt giá cho mỗi cán bộ, mỗi địa phương khác...


THIÊN THANH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chống rét, cần sự vào cuộc đồng bộ và ý thức tự bảo vệ của người dân
HGĐT- Do giá rét kéo dài thời gian qua, ở khu vực vùng núi phía Bắc, tỉnh ta là một trong những tỉnh chịu nhiều thiệt hại nhất do giá rét với trên 1 ngàn gia súc chết do rét và bệnh dịch. Cùng với đó, tại một số địa bàn cây trồng vụ Đông – xuân 2011 cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Thời tiết bất thường đã trở thành một tác nhân bất khả kháng dẫn đến không ít địa phương, hộ gia
29/01/2011
Hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản
HGĐT- Những năm qua, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. thế nhưng phần nhiều là do nỗ lực của người dân, vai trò tác động của nhà nước chưa nổi trội. Để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đòi hỏi các ngành chức năng phải chủ động gắn kết các yếu tố kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở khai thác hợp lý, hiệu quả tiềm
26/01/2011
Xuân về với những người làm Ngân hàng No-PTNT
HGĐT- Cứ mỗi mùa xuân về, đối với những người làm công tác Ngân hàng No & PTNT Hà Giang lại tràn đầy niềm vui mới, ước mơ mới, hy vọng mới.
26/01/2011
Có 4 huyện xuất hiện dịch bệnh LMLM ở gia súc
HGĐT- Từ đầu tháng 1 đến nay, trên địa bàn tỉnh ta đã có 4 huyện đang xuất hiện dịch bệnh lở mồm, long móng (LMLM) ở gia súc. Theo số liệu thống kê, đến hết ngày 23.1 có 648 con gia súc mắc dịch bệnh LMLM, trong đó trâu là 143 con; bò 421 con; lợn 53 con; dê 31 con. Chết 32 con. Cụ thể các huyện gồm: Hoàng Su Phì 59 con, Xín Mần 293 con, Đồng Văn 155 con, Mèo Vạc 141 con.
24/01/2011