Hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản

17:07, 26/01/2011

HGĐT- Những năm qua, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. thế nhưng phần nhiều là do nỗ lực của người dân, vai trò tác động của nhà nước chưa nổi trội. Để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đòi hỏi các ngành chức năng phải chủ động gắn kết các yếu tố kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở khai thác hợp lý, hiệu quả tiềm năng sẵn có của địa phương.


 
 Tận dụng các hồ, đập chứa nước, nhiều hộ dân xã Bằng Lang (Quang Bình) đã nhận đấu thầu để nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản là nghề lâu đời của đồng bào các dân tộc tỉnh ta. Nhưng do đặc thù của tự nhiên, thời tiết, khí hậu, địa hình nên quy mô chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ. Nhìn một cách tổng thể, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh ta lớn, bởi lẽ tỉnh ta có 4 con sông lớn chảy qua với chiều dài trên 200km gồm sông Gâm, sông Lô, sông Chảy và sông Bạc. Những con sông này có giá trị lớn trong khai thác và nuôi trồng các loại thủy sản. Bên cạnh đó còn có hàng trăm sông, suối nhỏ và hàng nghìn ha mặt nước ao, hồ, sông suối tự nhiên và nhân tạo, mặt nước ruộng. Đây là cơ sở để tỉnh có chiến lược hoạch định, định hướng cho phát triển thủy sản. Cùng với diện tích mặt nước lớn, điều kiện tự nhiên và môi trường nước của tỉnh ta là địa bàn sinh sống của nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá Dầm Xanh, Chiên, Lăng, Bỗng... Tận dụng lợi thế và khí hậu mặt nước, những năm qua, nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển. Nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, tận dụng diện tích ao, hồ, sông để nuôi thủy sản, góp phần tạo việc làm, nâng cao đời sống.


Thế nhưng theo đánh giá của các nhà chuyên môn, quy mô nuôi thủy sản của tỉnh ta còn nhỏ lẻ. Tuy diện tích nuôi trồng, giá trị kinh tế tăng qua các năm nhưng chưa tương xứng với tiềm năng. Năm 2005, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là 1.272 ha, đến năm 2010 diện tích này tăng lên trên 2.000 ha. Trong đó diện tích nuôi cá là 1.978 ha, gần 6 ha ương, nuôi giống thủy sản và 5 ha nuôi tôm càng xanh... Các huyện có diện tích nuôi thủy sản lớn là Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình, Bắc Mê. Phong trào nuôi cá ruộng đang phát triển mạnh ở các huyện Bắc Quang, Yên Minh, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên và đã tạo ra giá trị kinh tế, tăng thu nhập cho người dân địa phương. Ở một số nơi người dân đã tận dụng hệ thống sông, ngòi để nuôi cá lồng. Hiện nay trên sông Lô, sông Gâm, sông Bạc có khoảng trên 100 lồng nuôi các loại cá đặc sản do người dân sống dọc 2 bên bờ sông đầu tư nuôi thả. Bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh đã hình thành hàng chục trang trại và 3 HTX nuôi trồng thủy sản. Điều này đã góp phần đưa sản lượng, giá trị nuôi trồng thủy sản của tỉnh từng bước tăng trưởng. Nếu như năm 2005, sản lượng thủy sản đạt 1.200 tấn, giá trị đạt trên 14 tỷ đồng, thì đến năm 2010, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 1.900 tấn, giá trị ước đạt trên 20 tỷ đồng. Bên cạnh những thành tựu đạt được, thực trạng nuôi trồng thủy sản tỉnh ta chưa tương xứng với tiềm năng, chưa tận dụng được những lợi thế mạnh về mặt nước, nhất là khi tỉnh đã có hệ thống các công trình thủy điện rộng khắp, đây là tiềm năng để chúng ta tận dụng nuôi trồng thủy sản; công tác nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thủy sản chưa được coi trọng, nguồn nhân lực cho công tác khuyến ngư còn thiếu và yếu. Các doanh nghiệp, HTX đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản còn ít, chưa có quy hoạch vùng phát triển, cùng với đó là phương thức nuôi thủy sản còn bị chi phối bởi tập tục canh tác của người dân chủ yếu tận dụng nguồn thức ăn trong tự nhiên, chưa phổ biến rộng rãi việc nuôi thâm canh và sử dụng thức ăn công nghiệp; vai trò tác động của Nhà nước đối với nuôi trồng thủy sản chưa thực sự nổi bật.


Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản ở tỉnh ta trong thời gian tới đang hứa hẹn mang đến những thành công mới, hiện tại tỉnh ta đã xây dựng được một Trung tâm nuôi trồng thủy sản, hàng năm cung ứng trên 2,5 triệu cá giống các loại cho nhân dân trong tỉnh. Tỉnh cũng đã chủ động và đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, đưa diện tích nuôi trồng các loại thủy sản đạt 2.500 ha, sản lượng khoảng 2.700 tấn. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh thực hiện một số chính sách hỗ trợ: Đối với những gia đình đầu tư nuôi thâm canh theo hướng hàng hoá, tỉnh hỗ trợ 50% lãi suất trong 3 năm đầu với mức hỗ trợ vay từ 15- 20 triệu đồng để mua cá giống, thức ăn nhằm khuyến khích người dân nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh sản xuất hàng hoá; phối hợp chặt chẽ với các Viện, Trung tâm nghiên cứu, nuôi trồng thủy sản để nghiên cứu thử nghiệm một số giống cá mới có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện khí hậu để đưa vào sản xuất, làm phong phú thêm nguồn thủy sản.


Với những định hướng mới cho phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, chúng ta có quyền hy vọng trong tương lai không xa, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh sẽ thực sự mang lại giá trị kinh tế và nguồn thu nhập cao cho người dân, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp- nông thôn, XĐGN cho người dân.


HOÀNG NGỌC

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xuân về với những người làm Ngân hàng No-PTNT
HGĐT- Cứ mỗi mùa xuân về, đối với những người làm công tác Ngân hàng No & PTNT Hà Giang lại tràn đầy niềm vui mới, ước mơ mới, hy vọng mới.
26/01/2011
Có 4 huyện xuất hiện dịch bệnh LMLM ở gia súc
HGĐT- Từ đầu tháng 1 đến nay, trên địa bàn tỉnh ta đã có 4 huyện đang xuất hiện dịch bệnh lở mồm, long móng (LMLM) ở gia súc. Theo số liệu thống kê, đến hết ngày 23.1 có 648 con gia súc mắc dịch bệnh LMLM, trong đó trâu là 143 con; bò 421 con; lợn 53 con; dê 31 con. Chết 32 con. Cụ thể các huyện gồm: Hoàng Su Phì 59 con, Xín Mần 293 con, Đồng Văn 155 con, Mèo Vạc 141 con.
24/01/2011
Qũy đầu tư, phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng sẽ đem lại hiệu quả thiết thực
HGĐT- Quỹ đầu tư, phát triển đất và Bảo lãnh tín dụng Hà Giang được hợp nhất từ ba loại hình, đó là Quỹ đầu tư phát triển địa phương, Quỹ phát triển đất và Quỹ BLTD doanh nghiêp vừa và nhỏ Hà Giang. Nhân sự kiên UBND tỉnh tổ chức lễ công bố thành lập Quỹ đầu tư, phát triển đất và BLTD Hà Giang, phóng viên Báo Hà Giang có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Ủy viên BTV
21/01/2011
Ký cam kết trồng mới cây cao su
HGĐT- Ngày 20.1, tại huyện Bắc Quang, Ban chỉ đạo Chương trình trồng cây cao su tỉnh tổ chức Lễ ký cam kết hoàn thành trồng mới cây cao su năm 2011 giữa Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang (CPCSHG) với các huyện: Bắc Quang, Quang Bình và Vị Xuyên.
21/01/2011