Cây cao su sẽ mang lại lợi ích cho cả nhà nước và người dân

09:45, 29/01/2011

HGĐT- Là một loài cây có lịch sử gắn bó với mảnh đất Việt Nam khá lâu, cây cao su phát triển mạnh ở phía Nam và hiện đang được phát triển ra phía Bắc gồm các tỉnh như Hà Giang, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái và tới đây là Phú Thọ.


Mủ cao su được ví như là “vàng trắng”, bởi từ lâu nay việc trồng, khai thác, chế biến các sản phẩm từ mủ cao su đã trở thành một nghề mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Cây cao su có tốc độ phát triển rất nhanh, sau khi trồng khoảng từ 5 – 6 năm là có thể cho khai thác mủ. Thời gian cho khai thác mủ cũng kéo dài khoảng trên 20 năm. Sau khi kết thúc chu kỳ khoảng 25 – 30 năm, từ thân đến rễ cây cao su được khai thác dùng cho chế biến các sản phẩm gỗ có chất lượng và giá trị kinh tế cao.


Cây cao su là một loài cây dễ thích nghi, phát triển trên những vùng đất khó khăn, nghèo kiệt, những vùng rừng tạp cho kinh tế thấp… Vì thế, ngoài việc tận dụng những diện tích đất cằn, quá trình trồng, chăm sóc, khai thác đối với cây cao su là một quá trình đem đến nhiều lợi ích cho người dân sống trong vùng trồng, đó là giải quyết công ăn việc làm cho người dân từ việc trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến các sản phẩm từ cây cao su. Có thể thấy những lợi ích rất rõ từ những vùng trồng cây cao su ở Nam Bộ, Tây Nguyên, khi mà trước đây nhiều diện tích đồi núi trọc nay đã được phủ bởi một màu xanh bạt ngàn của cây cao su. Cây cao su đã giúp cho nhiều người nông dân trở thành những người công nhân với tư duy sản xuất hiện đại, quy củ với đồng lương ổn định. Đời sống của người dân trong các khu vực trồng cây cao su được nâng lên rõ rệt nhờ nhiều hoạt động phục vụ cho sự phát triển của cây cao su. Mủ cao su ngày càng có giá trên thị trường thế giới, ước giá hiện nay đạt khoảng trên 90 triệu đồng/tấn mủ.


Trở lại với địa bàn Hà Giang, có thể nói, với sự nỗ lực lớn của cấp uỷ, chính quyền các cấp trong tỉnh, nhiều năm qua chúng ta đã nỗ lực để đưa nền kinh tế từng bước vươn lên thoát khỏi tình trạng khó khăn. Tuy nhiên, để tìm ra một hướng đi bền vững đòi hỏi chúng ta cần phải có thời gian, từng bước. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư cũng là một điều chúng ta còn thiếu. Trước thực tế đó, việc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam quyết định đầu tư trồng cây cao su tại Hà Giang là một tín hiệu thực sự phấn khởi. Với việc bỏ ra hoàn toàn vốn kiến thiết, cộng với sự đóng góp của nhân dân bằng đất, được coi như cổ phần đóng góp để sau này khi có lợi nhuận sẽ được phân chia, đây là một điều hoàn toàn thuận lợi cho người nông dân.


Trước đây, việc trồng rừng của nhân dân trong tỉnh cho thấy giá trị kinh tế khá lớn. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng trồng, phát huy có hiệu quả rừng lâm nghiệp. Không ít gia đình sau nhiều năm trồng rừng nhưng khi thu hoạch lại không đạt hiệu quả mong muốn như năng suất thấp, phải đối phó với sâu bệnh, giá cả thị trường lên xuống... Nhiều nơi, người dân chỉ giữ các diện tích rừng tạp cho các mục đích sinh hoạt hàng ngày như củi đun, thực phẩm... mang lại giá trị rất thấp, từ đó, giá trị của đất được phát huy rất thấp. Nếu đưa cây cao su vào trồng, chúng ta không chỉ phát huy được giá trị của đất một cách bền vững mà quá trình phát triển, khai thác kéo dài gần 30 năm của cây cao su sẽ góp phần tích cực tạo ra môi trường xanh ổn định. Đặc biệt là cây cao su sẽ góp phần tích cực vào việc giải quyết công ăn việc làm cho rất nhiều lao động nông thôn.


Hiện nay, một số nơi người dân góp đất vẫn còn băn khoăn về việc ăn chia lợi nhuận khi cao su cho khai thác, vấn đề này đang được Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam nghiên cứu, xây dựng. Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam là một Tập đoàn lớn mạnh của Nhà nước, có sự đầu tư không chỉ trong nước mà đang hướng mạnh ra nhiều nước khu vực Đông Nam á, châu Phi, Nam Mỹ... Và trên hết, với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương Hà Giang chắc chắn sẽ đảm bảo quyền lợi cho người dân góp đất, người lao động tham gia trồng cây cao su.


HUY TOÁN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khi con ong bay... “về trời”
HGĐT- 96 đàn o­ng được nhập từ Vĩnh Phúc về cung ứng cho các hộ dân tham gia Phương án phát triển đàn o­ng nội theo mô hình nuôi tập trung của huyện Yên Minh chỉ trong thời gian ngắn số thì chết yểu, số thì bay...”về trời”. Hệ lụy trên là bằng chứng về cách làm việc thiếu tính chuyên nghiệp, được chăng hay chớ của số ít cán bộ, công chức ăn lương Nhà nước ở một số
29/01/2011
Chống rét, cần sự vào cuộc đồng bộ và ý thức tự bảo vệ của người dân
HGĐT- Do giá rét kéo dài thời gian qua, ở khu vực vùng núi phía Bắc, tỉnh ta là một trong những tỉnh chịu nhiều thiệt hại nhất do giá rét với trên 1 ngàn gia súc chết do rét và bệnh dịch. Cùng với đó, tại một số địa bàn cây trồng vụ Đông – xuân 2011 cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Thời tiết bất thường đã trở thành một tác nhân bất khả kháng dẫn đến không ít địa phương, hộ gia
29/01/2011
Hướng đi mới cho nghề nuôi trồng thủy sản
HGĐT- Những năm qua, nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. thế nhưng phần nhiều là do nỗ lực của người dân, vai trò tác động của nhà nước chưa nổi trội. Để phát triển nuôi trồng thuỷ sản, đòi hỏi các ngành chức năng phải chủ động gắn kết các yếu tố kỹ thuật, chế biến và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở khai thác hợp lý, hiệu quả tiềm
26/01/2011
Xuân về với những người làm Ngân hàng No-PTNT
HGĐT- Cứ mỗi mùa xuân về, đối với những người làm công tác Ngân hàng No & PTNT Hà Giang lại tràn đầy niềm vui mới, ước mơ mới, hy vọng mới.
26/01/2011