Xuất khẩu hàng nông thổ sản, cần xây dựng vùng sản xuất chuyên canh hàng hoá

08:26, 31/12/2010

Trong những năm vừa qua, tỉnh ta đã quan tâm đến hoạt động xuất khẩu hàng nông thổ sản. Tuy nhiên, kết quả đạt được còn hạn chế so với tiềm năng, thế mạnh trong lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiêp của tỉnh nhà. Đâu là nguyên nhân dẫn đến hạn chế và hướng đi nào cho lĩnh vực này? Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với đồng chí Nguyễn Đình Bẩy, Giám đốc Sở Công thương về vấn đề này.


 

 Sản xuất gỗ ván bóc xuất khẩu ở HTX Thành Công (Vị Xuyên).


P/V: Đồng chí có thể đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng nông thổ sản của tỉnh ta trong những năm qua?


Đồng chí Nguyễn Đình Bẩy: Có thể khẳng định, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền tỉnh, các ngành chức năng đã có sự quan tâm đến hoạt động xuất khẩu hàng nông thổ sản. Sự quan tâm đó được thể hiện thông qua các chương trình, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá, trong đó tập trung chính vào việc nâng cao chất lượng, năng suất, sản lượng, tạo vùng sản xuất hàng hoá tập trung đối với một số cây trồng có khả năng xuất khẩu cao. Qua đó, chúng ta cũng đạt được một số kết quả nhất định trong hoạt động xuất khẩu hàng nông thổ sản. Các sản phẩm chính cho xuất khẩu của tỉnh nhà đó là chè, hàng thủ công mây tre đan, gỗ ván bóc, quả thảo quả, cây dược liệu... Tuy nhiên, có thể khẳng định, kết quả đạt được còn rất hạn chế so với tiềm năng, thế mạnh sản xuất nông, lâm nghiệp tại địa phương. Ngoại trừ sản phẩm chè các loại được xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Đức, các nước Trung Á với số lượng lớn, các sản phẩm còn lại xuất khẩu rất nhỏ lẻ, thậm chí có những mặt hàng bà con trao đổi qua các chợ biên giới, cửa khẩu tiểu ngạch nên cũng không tính toán được số lượng cụ thể. Trong năm 2010 vừa qua, hàng nông thổ sản xuất khẩu của tỉnh có dấu hiệu đi xuống do sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khô hạn, dẫn đến năng suất, sản lượng một số loại cây trồng thấp. Chỉ tính riêng sản phẩm chè các loại năm 2010 xuất khẩu khoảng 3 nghìn tấn, giảm vài nghìn tấn so với các năm trước.


PV: Xin đồng chí cho biết, đâu là nguyên nhân dẫn đến hạn chế trên trong hoạt động xuất khẩu hàng nông thổ sản?


Đồng chí Nguyễn Đình Bẩy: Có thể khẳng định, thị trường tiêu thụ hàng nông thổ sản trong nước, ngoài nước rất rộng. Tuy nhiên, hàng nông thổ sản xuất khẩu của tỉnh còn hạn chế là do chúng ta chưa hình thành được các vùng sản xuất hàng hoá tập trung cũng như chưa nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Mới chỉ có một số cây trồng chính cho xuất khẩu như chè, thảo quả và một số cây dược liệu. Chính quyền cơ sở cũng chưa có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động xuất khẩu hàng nông sản, hiện mới chỉ tập trung sản xuất đảm bảo an ninh lương thực. Mặt khác, tư duy của người dân về sản xuất hàng nông sản vẫn còn hạn chế, do đó chưa có sự đầu tư vốn, kỹ thuật... Những hạn chế đó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, hàng nông sản làm ra chưa nhiều cũng như chưa đạt chất lượng cao để xuất khẩu.


PV: Vậy chúng ta cần làm gì để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông thổ sản trong những năm tới?


Đồng chí Nguyễn Đình Bẩy: Muốn hoạt động xuất khẩu hàng nông thổ sản diễn ra sôi nổi thì chúng ta phải có mặt hàng nông thổ sản nhiều và có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu của thị trường ngoài nước. Để làm được điều đó, trước hết chúng ta cần phải xây dựng các vùng sản xuất chuyên canh, có sự đầu tư bài bản về vốn, giống, kỹ thuật. Cùng với đó, cần thu hút các nhà đầu tư để xây dựng các nhà máy chế biến, họ có thể đứng ra đầu tư sản xuất, bao tiêu sản phẩm cho người dân. Chúng ta cũng cần tập trung chính vào một số loại cây trồng vừa có thế mạnh của tỉnh lại vừa đáp ứng được yêu cầu để xuất khẩu. Đối với tỉnh ta, các sản phẩm nông thổ sản thế mạnh trong xuất khẩu có thể kể đến là chè, cây dược liệu, quả thảo quả, gỗ ván bóc, bột giấy và một số loại nông sản như đậu tương, lạc. Chính quyền các cấp cũng cần quan tâm, ưu tiên thực hiện chính sách thúc đẩy sản xuất chuyên canh, tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tư duy sản xuất hướng tới hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chất lượng cao.


PV: Xin cảm ơn đồng chí.


Thực hiện: KHÁNH TOÀN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cây cao su và những tín hiệu vui
HGĐT- Giống như nhiều loại cây trồng mới khác, việc cây cao su bén rễ trên vùng đất mới Hà Giang cũng gặp không ít những khó khăn, bởi để thay đổi tư duy, nhận thức về cái mới bao giờ cũng là cả một quá trình… Thế nhưng, qua một năm 2009 đầy vất vả, năm 2010 đã đem đến những tín hiệu lạc quan về sự phát triển của cây cao su.
31/12/2010
Hoạt động ngân hàng vững vàng trong gian khó
HGĐT- Năm 2010 là một năm không mấy thuận lợi đối với hoạt động ngân hàng cả nước nói chung và hệ thống ngân hàng tỉnh ta nói riêng. Khó khăn đến từ tình hình suy giảmkinh tế, giá cả các mặt hàng hóa, dịch vụ biến động, giá đô-la, vàng và bất động sản tăng mạnh. Đặc biệt, vào những tháng cuối năm, sự tăng vọt đột ngột về lãi suất huy động vốn vay của một số ngân hàng thương
27/12/2010
Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
HGĐT- Những năm gần đây, tỉnh ta đã đề ra nhiều chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển nông, lâm nghiệp. Điều này đã góp phần đưa sản lượng lương thực của tỉnh năm 2010 đạt gần 34 vạn tấn, bình quân lương thực đạt 460 kg/người/năm. Tuy nhiên, nền nông nghiệp chưa phát triển bền vững, giá trị đạt được chưa tương xứng với tiềm năng... Vì vậy, cần có giải pháp mang tính đột
27/12/2010
Ngành nông nghiệp Hà Giang 65 năm trưởng thành và phát triển
HGĐT- Cách đây 65 năm, khi nước nhà giành được độc lập, ngày 14.11.1945 tại phiên họp của Hội đồng Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đã xác định: Việt Nam là một nước chuyên về nông nghiệp, 95% dân số Việt Nam sống về đồng ruộng, muốn giải quyết vấn đề canh nông về phương diện xã hội cũng như về phương diện chuyên môn, cần có một cơ quan tối cao về vấn đề này và ngay
27/12/2010