Ngành nông nghiệp Hà Giang 65 năm trưởng thành và phát triển

17:21, 27/12/2010

HGĐT- Cách đây 65 năm, khi nước nhà giành được độc lập, ngày 14.11.1945 tại phiên họp của Hội đồng Chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì đã xác định: Việt Nam là một nước chuyên về nông nghiệp, 95% dân số Việt Nam sống về đồng ruộng, muốn giải quyết vấn đề canh nông về phương diện xã hội cũng như về phương diện chuyên môn, cần có một cơ quan tối cao về vấn đề này và ngay ngày hôm đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Quyết định thành lập Bộ Canh nông.


 
 Từ các chính sách đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nhiều cánh đồng thâm canh lúa chất lượng cao được hình thành khắp các địa phương trong tỉnh. Ảnh: THIÊN THANH

Ngay sau khi được thành lập, Ty Khuyến nông và Ty Thú ngư tỉnh Hà Giang đã bắt nhịp thực hiện chủ trương của tỉnh: “Xây dựng nền kinh tế kháng chiến tự cấp, tự túc” với nhiệm vụ trước mắt là cứu đói và phục hồi sản xuất. Giai đoạn này, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Hà Giang là tạm cấp ruộng đất mới tịch thu của địa chủ, thổ ty cho nông dân cày cấy, thực hiện khẩu hiệu “Tấc đất, tấc vàng”, khai hoang phục hóa cả tỉnh tập trung sức lực để tăng nguồn lương thực, thực phẩm hỗ trợ tối đa đồng bào các địa phương miền xuôi tản cư lên Hà Giang sinh sống. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang chuyển sang thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội với nhiệm vụ là “ra sức khôi phục nền kinh tế, trọng tâm là phục hồi nông nghiệp, chủ yếu là sản xuất lương thực, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu lương thực, dần nâng cao mức sống của người dân”. Giai đoạn này, tỉnh ta đã làm tốt công tác khai hoang phục hóa, công tác thủy lợi, mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh, năm 1964 mức bình quân lương thực đầu người trong tỉnh đạt 359,5kg/năm. Đến năm 1975 số HTX bậc cao biểu tượng tiêu biểu của quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở nông thôn Hà Giang ngày một nhiều, công tác định canh, định cư cũng thu được những kết quả khả quan, chăn nuôi trên địa bàn tỉnh không ngừng tăng thêm, bộ mặt nông thôn Hà Giang hoàn toàn đổi mới. Sau 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, ngày 27,12,1975 Quốc hội khóa V, Nghị quyết hợp nhất hai tỉnh Hà Giang - Tuyên Quang thành tỉnh Hà Tuyên. Giai đoạn này, với mục tiêu phát triển nông nghiệp toàn diện, ngành đã tham mưu đề xuất với tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách, hướng dẫn nông dân đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, tiếp tục khai hoang mở rộng diện tích gieo trồng, chú trọng phát triển mở rộng mô hình chăn nuôi hiệu quả; thực hiện tốt công tác khoán sản phẩm đến nhóm vàngười lao động trong HTX nông nghiệp theo Chỉ thị 100-CT/TW của Ban bí thư Trung ương và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp. Làm tốt công tác giao đất đất, giao rừng cho các thành phần kinh tế quản lý và sản xuất kinh doanh. Trong 5 năm 1985 - 1990 toàn tỉnh đã giao được 108.000 ha rừng, trồng mới 21.000 ha rừng tập trung và 82,2 triệu cây phân tán.


Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XIII, tháng 10.1991 tỉnh Hà Tuyên lại được chia tách thành hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang được thành lập, tiếp tục công cuộc xây dựngvà phát triển nông nghiệp nông thônthời kỳ đổi mới. Trong giai đoạn 1991 đến 2000, tỉnh ta từ một tỉnh xuất phát điểm thấp, nhưng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức ngành NN và PTNT dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ đã tổ chức thực hiện thắng lợi các nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh đã đề ra. Sản xuất nông nghiệp có hướng phát triển bền vững, đời sống số đông người dân được nâng lên một bước rõ rệt, từ một tỉnh thiếu lương thực, đến cuối năm 2000 tỉnh ta đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu lương thực tại chỗ; đã hình thành một số cây trồng hàng hóa tập trung, cơ sở hạ tầng ở nông thôn được tập trung đầu tư phát triển, kinh tế nông nghiệp nông thôn được phát triển theo hướng nhiều thành phần; công nghiệp hàng hóa trong nông nghiệp và nông thôn đã bắt đầu hình thành, nhiều cơ sở chế biến hàng hóa nông sản được xây dựng và phát huy hiệu quả; nhiều hộ làm kinh tế trong trại có thu nhập cao hàng trăm triệu đồng/năm. Giai đoạn 2000 - 2010, tỉnh ta tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa đa dạng. Ngành NN và PTNT tỉnh xác định cần tập trung chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất hàng hóa gắn với phát triển công nghiệp chế biến, phát triển ngành nghề theo từng vùng miền, hình thành và phát triển mô hình nông thôn mới. Đến năm 2010 này, với tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ước đạt 14,8%, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, năng suất, chất lượng, hiệu quả ngày càng cao, các mô hình thâm canh chuyên sâu được đẩy mạnh, cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch đúng hướng, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Diện tích các loại cây trồng tăng gấp 2,18 lần so với năm 1991, hệ số sử dụng đất đạt 1,8 lần, bình quân lương thực đạt trên 420 kg/người/năm, tăng gấp 1,6 lần so với năm 1991; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp ước đạt 1.773 tỷ đồng, bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 21 triệu đồng/ha/năm...


Có thể khẳng định, trong chặng đường 65 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành của mình, tập thể cán bộ, công nhân viên chức, lao động ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, thống nhất vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, góp phần cùng Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh cùng cả nước giành thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến vĩ đại, cũng như trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và thực hiện công cuộc đổi mới của đất nước. Trong không khí tưng bừng của lễ kỷ niệm 65 năm thành lập ngành, đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Giang cũng đã xác định, nhiệm vụ của ngành trong thời gian tới sẽ rất nặng nề, nhưng ai cũng đều vững tin với truyền thống của ngành, sự quan tâm giúp đỡ của Trung ương Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự nỗ lực phấn đấu của toàn đội ngũ, sẽ thực hiện thắng lợi mọi kế hoạch đề ra.


ĐỨC DŨNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
HGĐT- Những năm gần đây, tỉnh ta đã đề ra nhiều chính sách đầu tư, khuyến khích phát triển nông, lâm nghiệp. Điều này đã góp phần đưa sản lượng lương thực của tỉnh năm 2010 đạt gần 34 vạn tấn, bình quân lương thực đạt 460 kg/người/năm. Tuy nhiên, nền nông nghiệp chưa phát triển bền vững, giá trị đạt được chưa tương xứng với tiềm năng... Vì vậy, cần có giải pháp mang tính đột
27/12/2010
Hoạt động ngân hàng vững vàng trong gian khó
HGĐT- Năm 2010 là một năm không mấy thuận lợi đối với hoạt động ngân hàng cả nước nói chung và hệ thống ngân hàng tỉnh ta nói riêng. Khó khăn đến từ tình hình suy giảmkinh tế, giá cả các mặt hàng hóa, dịch vụ biến động, giá đô-la, vàng và bất động sản tăng mạnh. Đặc biệt, vào những tháng cuối năm, sự tăng vọt đột ngột về lãi suất huy động vốn vay của một số ngân hàng thương
27/12/2010
Vượt qua khó khăn, ngành sản xuất nông, lâm nghiệp tiếp tục giành kết quả
HGĐT- Đứng trước những khó khăn do điều kiện thời tiết không thuận lợi như nắng nóng, hạn hán kéo dài trên diện rộng, mưa lớn, gió lốc, lũ quét cục bộ... ngành nông nghiệp - PTNT tỉnh ta đã phải nỗ lực rất lớn, chủ động và linh hoạt trong việc tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương kịp thời có các chủ trương, biện pháp lãnh, chỉ đạo phù hợp hợp mang lại hiệu quả; đồng
27/12/2010
Tổng kết mô hình trình diễn giống ngô lai CP 333
HGĐT- Vừa qua, tại thôn Lùng Sinh, xã Việt Lâm (Vị Xuyên), Công ty TNHH hạt giống CP Việt Nam phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, Trạm Khuyến nông Vị Xuyên tổ chức Hội nghị Tổng kết mô hình trình diễn giống ngô lai CP 333.
25/12/2010