Hoạt động ngân hàng vững vàng trong gian khó
HGĐT- Năm 2010 là một năm không mấy thuận lợi đối với hoạt động ngân hàng cả nước nói chung và hệ thống ngân hàng tỉnh ta nói riêng. Khó khăn đến từ tình hình suy giảmkinh tế, giá cả các mặt hàng hóa, dịch vụ biến động, giá đô-la, vàng và bất động sản tăng mạnh. Đặc biệt, vào những tháng cuối năm, sự tăng vọt đột ngột về lãi suất huy động vốn vay của một số ngân hàng thương mại góp phần tạo nên cơn “nóng lạnh” bất thường, trực tiếp gâykhó khăn cho hoạt động ngân hàng...
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Hà Giang vẫn ổn định và thậm chí còn đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Không phải vì hoạt động ngân hàng ở Hà Giang so với các địa phương khác trong nước thì quy mô quá nhỏ bé, lại trên một địa bàn “vùng sâu vùng xa” nên cơn “sóng gió” của ngành ngân hàng trong năm đãkhông “dội” đến nơi này, vì vậy mà các ngân hàng ở Hà Giang vẫn “bình yên vô sự”. Phải tìm hiểu mới biết, giữ được sự ổn định trong bối cảnh biến động là điều đã khó, ghi thêm được những thành tích mới để khẳng định sự phát triển không ngừng, lại càng khó hơn gấp bội. Thành quả trong công tác Ngân hàng của Hà Giangkhông phải ngẫu nhiên đạt được mà là kết tinh từ những nỗ lực, cố gắng hết mình của tập thể cán bộ, CNVC trong ngành dưới sự lãnh chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh và Ngân hàng Nhà nước, đã từng bước tháo gỡ khó khăn và hết sức thận trọng, linh hoạt trong hoạt động của thị trường tiền tệ, quyết tâm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.
Để đạt được kết quả trên, trước hết phải ghi nhận vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Trong bối cảnh khó khăn, Ngân hàng Nhà nước Hà Giang đã như một “nhạc trưởng”, vừa triển khai kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên, vừanắm bắtthực tế và điều hòa linh hoạt các tổ chức tín dụng trên địa bàn, giữ cho “dàn hợp xướng” quan trọng của nền kinh tế luôn ổn định, hài hòa. Không chỉ chú trọng công tác phổ biến, triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực ngân hàng, làm tốt công tác tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và chính quyền địa phương, Ngân hàng Nhà nước tỉnh đặc biệt chú trọng chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bànhoạt động hiệu quả và đúng luật. Một trong những giải pháp hữu hiệu là Ngân hàng Nhà nước đã làm tốt công tác thanh tra,giám sát hệ thống và kiểm tra nội bộ, nhằm nắm bắt chặt chẽ hoạt động của các tổ chức tín dụng, đảm bảo chấp hành nghiêm túc quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm và ngăn ngừa, cảnh báo rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, công tác phát triển và mở rộng mạng lưới, chỉ đạo hoạt động các quỹ tín dụng nhân dân ở cơ sở cũng luôn được chú trọng, nhằm tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng trên địa bàn nâng cao năng lực, tạo thêm kênh dẫn vốn đầu tư cho nền kinh tế địa phương.
Dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước, hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đãkhông ngừng đẩy mạnh các biện pháp thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong tổ chức kinh tế và dân cư; mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng, đơn giản hóa thủ tục hành chính... Tuân thủ nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất, các tổ chức tín dụng đã niêm yết công khai các mức lãi suất huy động, lãi suất cho vay, tỷ giá giao dịch mua bán ngoại tệ tại trụ sở giao dịch. Thực hiện cắt giảm những chi phí chưa cần thiết để từng bước giảm dần lãi suất cho vay. Chính vì vậy mà trong khi lãi suất huy động ở một số ngân hàng trong nước “nhảy múa” bất thường, có lúc lên tới 17%, thì các ngân hàng thương mại ở tỉnh ta vẫn giữ được ổn định. Tính đến 31/10/2010, hạn mức lãi suất phổ biến ở các ngân hàng thương mại của Hà Giang đối với huy động có kỳ hạn cao nhất là 12%, không kỳ hạn là 2,4-3%/năm. Các quỹ tín dụng cơ sở áp dụng ở mức 3%/năm đối với không kỳ hạn và 11,5% đến 13,2% đối với huy động có thời hạn. Vừa bám sát chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, vừa thận trọng, linhhoạt trong từng giai đoạn và diễn biến của thị trường tiền tệ, các ngân hàng thương mại trên địa bàn đã đạt được những mục tiêu tăng trưởng đề ra trong năm 2010. Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn, nhưng với “bí quyết” nêu trên, tổng nguồn vốn hoạt động đến hết năm 2010 của các tổ chức tín dụng trên địa bàn ước đạt 5.700 tỷ đồng, tăng 23,8% so với năm 2009. Trong đó, ngồn huy động tại địa phương tăng 9,8%, đạt kế hoạch đề ra. Nguồn vốn huy động từ khu vực dân cư được duy trì và tăng 16,2% so với đầu năm. Kết quả này cho thấy những nỗ lực hoạt động của các tổ chức tín dụng đã ngày càng nâng cao uy tín và củng cố niềm tin của khách hàng. Bên cạnh nguồn vốn địa phương, các tổ chức tín dụng đã tranh thủ, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn điều hòa, vay vốn từ quỹ TDNDTƯ... góp phần đảm bảo khả năng thanh toán, mở rộng đầu tư, đáp ứng vốn cho các chương trình dự án phát triển KT-XH của tỉnh. Đến hết năm 2010, kết quảđầu tư vốn tín dụng toàn địa bàn đạt mức tăng trưởng khá, dư nợ 5.300 tỷ đồng, tăng 24,7% so với năm 2009. Tổng dư nợ xấu chỉ chiếm 2,5%.
Với Hà Giang, một tỉnh nghèo miền núi, một trong những hướng phát triển chủ lực được xác định là phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi theo hướng công nghiệp, hiện đại. Quyết định 2072 và quyết định 2.213 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện cho vay hỗ trợ lãi suất đối với tổ chức, cá nhân đầu tư cho sản xuất, kinh doanh khu vực nông thôn, nông nghiệp, chế biến lâm sản, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa... thực sự là chính sách phù hợp với nguyện vọng và định hướng phát triển của địa phương. Trong năm, các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã tập trung vốntriển khai nội dung quyết định này, tạo nên cơ hội phát triển kinh tế cho nhiều hộ gia đình, nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh. Đã có 324 khách hàng được vay hỗ trợ lãi suất theo chương trình này, với tổng doanh số cho vay trên 35 tỷ đồng, số lãi tiền vay hỗ trợkhách hàng là 245 triệu đồng.
Cùng với những kết quả đạt được trong công tác huy động và đầu tư vốntín dụng cho nền kinh tế, công tác thanh toán, lưu thông tiền tệ và an toàn kho quỹ cũng được chú trọng và có những bước phát triển theo hướng hiện đại, nhanh gọn, tiện ích và đảm bảo an toàn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và hội nhập với xu hướng phát triển của nền kinh tế đất nước.
Xác định rõ năm 2011 là năm khởi đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm mà đại hội Đảng bộ tỉnh 15 đã đề ra, trong đó ngành ngân hàng có vai trò như mạch máu của nền kinh tế , vì vậy , ngân hàng nhà nướcHà Giangđã xây dựng mục tiêu cơ bản và các giải pháp thực hiện trong năm mới, với quyết tâm đạt nguồn vốn huy động tại địa phương tăng từ 5% đến 10% ; dư nợ tín dụng tăng từ 20% đến 25% so với năm 2010. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới 3%...Chỉ tiêutrên không đơn giản là những con số mà nó chính là thể hiện quyết tâm, nỗ lực và sự tự tin của toàn hệ thống tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh ta, được xây dựng từkết quả và kinh nghiệm sau một năm vượt khó, đứng vững đểphát triển.
Ý kiến bạn đọc