Theo nguồn vốn xuống bản

08:57, 22/01/2007

(HGĐT)- Đã nhiều lần làm việc với Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Bắc Mê, ông Mai Văn Luyện thường bảo tôi: Anh cứ xuống xã, xuống thôn bản, nghe khách hàng của chi nhánh nói về nguồn vốn ngân hàng, nói về cách phục vụ, anh sẽ hiểu rõ thêm về cách thức phục vụ, giao dịch của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.


Đồng thời thông qua đánh giá của nhân dân cũng giúp cho ngân hàng có được cách phục vụ ngày một tốt hơn, đạt hiệu quả hơn, mang lại lợi ích cho người vay vốn, bảo tồn được nguồn vốn cho Nhà nước.

Là một huyện thuần nông, Bắc Mê có nhiều chương trình được đầu tư, thông qua chi nhánh và phòng giao dịch chính là của NHNo&PTNT và NHCSXH và cũng là 2 kênh vốn chính thức đầu tư cho phát triển nông, lâm nghiệp, XĐGN, phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội. Một huyện có thể nói là khó khăn đặc biệt trong phát triển kinh tế hàng hoá, doanh nghiệp ít, vay vốn nhỏ lẻ, dự án kinh tế còn nhiều bất cập, thì hoạt động ngân hàng, nhất là đối với ngân hàng kinh doanh lại càng khó khăn hơn. Vậy mà 2 năm qua, là năm 2005 và 2006, NHNo&PTNT huyện Bắc Mê vẫn được ngân hàng cấp trên đánh giá là hoạt động tốt, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra. Đặc biệt là chất lượng tín dụng luôn bảo đảm, sử dụng đúng mục đích đầu tư và thu hút vốn tại địa phương, giúp nông dân xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp.

 

Tôi theo số dư nợ của ngân hàng tìm xuống xã Yên Phú, một xã được đầu tư nguồn vốn gần như cao nhất huyện, trên 10 tỷ đồng, bởi đây cũng là trung tâm huyện lỵ, tốc độ phát triển ngành nghề, dịch vụ cao hơn 12 xã khác trong huyện. Như đầu tư cho dự án trồng rau xanh, kinh doanh dịch vụ thương mại, sản xuất vật liệu xây dựng và gần đây là vốn vay để đầu tư nuôi cá lồng, trồng bí xanh, chăn nuôi trâu, bò, dê tập trung hay mua xuồng, máy cô le phục vụ du lịch hồ thuỷ điện Na Hang... Kết quả các dự án mà ngân hàng đã đầu tư vốn đều được các cán bộ tín dụng của ngân hàng xuống kiểm tra, thẩm định và khi giải ngân đều mang lại kết quả mong muốn. Như đầu tư cho dự án sản xuất gạch nung ở Yên Phú đã thu hút hàng chục lao động có việc làm và thu nhập hàng triệu đồng/người/ tháng, cung cấp gạch cho các công trình trọng điểm của huyện. Hay dự án trồng rau xanh, hiện đã có hàng chục gia đình trồng rau chuyên canh để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của khu trung tâm huyện và các trường học xung quanh địa bàn và mỗi gia đình cũng đã giải quyết từ 3-4 lao động có việc làm liên tục và có mức thu nhập từ 500.000- 600.000đ/tháng. Kết quả cho vay thông qua tổ tín dụng, các hội, đoàn thể ở 13 xã chiếm gần 6% tổng dư nợ toàn huyện, đa số nhân dân đầu tư cho chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp. Vào xã Yên Cường cũng vậy, với số dư nợ trên 2 tỷ đồng, đã giúp nông dân, đồng bào khó khăn trong xã có được hàng chục mô hình kinh tế và giải quyết hàng trăm việc làm taị chỗ, mang lại lợi nhuận cho người dân.

 

Trao đổi với ông Hoàng Văn Quốc, người trồng bí xanh nhiều nhất trong mô hình thí điểm của huyện năm 2006 vừa qua ở thôn Nà Vuồng, xã Yên Phong,ông cho biết: Vốn của NHNo&PTNT huyện luôn là yếu tố quan trọng giúp người nông dân sản xuất, chăn nuôi và phát triển nhiều ngành nghề khác. Ngay xã ông cũng có hàng chục gia đình được ngân hàng cho vay vốn và đều sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả kinh tế, thu lợi nhuận cao. Nhất là đối với nguồn vốn mà ngân hàng cho vay vốn xây dựng mô hình, chuyển đổi cây, con giống mới, như giống lúa, giống lạc, mua trâu, bò, trồng bí xanh ở các xã Yên Định, Minh Ngọc, Minh Sơn, Lạc Nông, Yên Phú...

 

Năm 2006 vừa qua, tổng dư nợ của chi nhánh đạtgần 22,5 tỷ đồng, trong đó gần 19 tỷ dành cho hộ gia đình vay vốn và số dư nợ xấu chỉ ở khoảng gần 4 triệu đồng, một tỷ lệ nợ xấu thấp nhất từ trước tới nay. Anh Phạm Năng Ninh, Trưởng phòng tín dụng của chi nhánh cho biết: Điều quan trọng là phải chịu khó “ba cùng” với dân, đã thẩm định, kiểm tra, đã giải ngân cho vay thì dám chịu trách nhiệm. Mà muốn dân có lợi, mình có lợi thì phải yêu cầu sử dụng vốn đúng mục đích, kết hợp với các ngành khác giúp nông dân về ký thuật, về phục vụ vật tư, giống cây con, bám sát mục tiêu kinh tế của xã, của huyện và đáp ứng đúng, đủ nguyện vọng vay vốn của nhân dân cả về số lượng, thời gian để nhân dân vào mùa, chuyển vụ hợp lý sẽ thu được kết quả cao...


Nguyễn Quang

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Qua 5 năm cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh cũng như các ngân hàng Thương mại khác trên địa bàn đã phục vụ tốt các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh góp phần XĐGN cho các thành phần kinh tế cũng như đồng bào các dân tộc toàn tỉnh.
20/01/2007
Chi cục thuế Mèo Vạc đứng đầu về thu thuế môn bài
Huyện Mèo Vạc cũng như những huyện vùng cao khác, đời sống người dân nơi đây còn gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn ở đây không chỉ vì thiên nhiên khắc nghiệt, ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nông - lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi và dịch vụ mà còn do tập quán người dân sống đa phần, mỗi gia đình một nơi.
18/01/2007
Hạ sơn khỏi vùng nguy hiểm
Trời còn chưa sáng, mặc cho gió lạnh từng đợt thổi ngược dòng Gâm nhưng cán bộ, công chức của huyện Bắc Mê đã í ới gọi nhau cùng kéo về xã Minh Sơn, giúp người dân Kho Là làm đường nội thôn, tiến tới thực hiện thành công cuộc hạ sơn-chuyển nhà ra khỏi vùng nguy hiểm.
16/01/2007
Ngành Thuế quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách
Ngày 15.1, Cục thuế tỉnh đã tổ chức Hội nghị đánh giá công tác thu thuế và phí năm 2006 - Triển khai nhiệm vụ năm 2007. Dự Hội nghịcó các đồng chí: Nguyễn Trần Bắc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Trường Tô, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Ninh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và một số công ty, doanh nghiệp tiêu
16/01/2007