Tọa đàm “Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn bản địa theo hướng an toàn sinh học gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm”

13:04, 24/07/2024

BHG - Sáng 24.7, tại huyện Mèo Vạc, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức Tọa đàm “Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn bản địa theo hướng an toàn sinh học gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” năm 2024. Tham gia có lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; một số hợp tác xã (HTX), hộ nông dân hoạt động chăn nuôi, chế biến, tiêu thụ sản phẩm từ lợn.

Quang cảnh buổi tọa đàm.
Quang cảnh buổi tọa đàm.

Theo số liệu thống kê, tính đến tháng 6.2024 tổng đàn lợn toàn tỉnh có gần 640 nghìn con, tăng 2,61% so với cùng kỳ năm 2023. Đối với lợn bản địa ở 4 huyện vùng Cao nguyên đá, tổng đàn có trên 158 nghìn con, sản lượng thịt hơi trên 4,7 nghìn tấn. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có các giống lợn bản địa như: Lợn đen Lũng Pù, lợn mán, lợn hung, lợn lai giữa giống lợn đen Lũng Pù và các giống địa phương khác. Riêng đối với giống lợn đen Lũng Pù, đây là giống lợn bản địa có nguồn gốc từ xã Lũng Pù (Mèo Vạc), là một giống vật nuôi quý hiếm, có khả năng thích nghi, kháng bệnh cao, nuôi con khéo, giá trị kinh tế cao, chất lượng thịt thơm ngon, phù hợp với thị hiếu người dùng.

Những năm qua, việc chăn nuôi lợn bản địa theo hướng an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh có sự chuyển biến tích cực. Nhiều hộ và cơ sở chăn nuôi từng bước áp dụng một số biện pháp kỹ thuật như cách ly, bố trí địa điểm xây dựng chuồng trại, thiết lập vành đai thú y khu vực chăn nuôi lợn; thực hiện tốt việc kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y.

Các đại biểu tham quan mô hình chăn nuôi lợn đen Lũng Pù của HTX Tuấn Dũng.
Các đại biểu tham quan mô hình chăn nuôi lợn đen Lũng Pù của HTX Tuấn Dũng.

Giai đoạn 2018 – 2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn sinh sản giống bản địa theo hướng an toàn sinh học có giá trị kinh tế cao tại huyện Mèo Vạc và Đồng Văn. Việc triển khai dự án đã góp phần tạo ra sản phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh, giúp người chăn nuôi nâng cao nhận thức trong việc quan tâm bảo tồn chất lượng các giống lợn bản địa có giá trị kinh tế cao tại địa phương.

Bên cạnh kết quả đạt được, việc phát triển chăn nuôi lợn bản địa trên địa bàn tỉnh còn một số hạn chế, khó khăn như: Việc phát triển quy mô đàn còn chậm, sản lượng thịt hơi xuất chuồng thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh và nhu cầu của thị trường; việc áp dụng tiến bộ khoa học vào cải tạo giống, nâng cao khả năng sinh sản, tăng năng suất và chất lượng chăn nuôi còn nhiều hạn chế…

Tại tọa đàm, các đại biểu, chuyên gia, cơ sở chăn nuôi lợn dành nhiều thời gian trao đổi, chia sẻ, giải đáp những thắc mắc liên quan đến việc phát triển chăn nuôi lợn bản địa, tập trung vào các vấn đề như: Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; việc ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật về chọn giống, chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học; việc hợp tác, liên kết, tiêu thụ sản phẩm lợn.

Thông qua buổi tọa đàm là dịp để chính quyền địa phương, cơ quan quản lý, cơ sở chăn nuôi đánh giá thực trạng, thuận lợi, khó khăn trong chăn nuôi lợn để đưa ra giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi lợn bản địa theo hướng an toàn sinh học bền vững. Đồng thời giúp các hộ chăn nuôi tiếp cận được tiến bộ khoa học kỹ thuật, các giải pháp, kinh nghiệm hay trong chăn nuôi; từ đó làm cơ sở mở rộng phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập.

Trước đó, các đại biểu đã đi tham quan mô hình chăn nuôi lợn đen Lũng Pù của HTX Tuấn Dũng, xã Xín Cái.

Tin, ảnh: TRẦN KẾ


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tăng cường số hóa các dịch vụ điện
BHG - Thời gian qua, Điện lực Yên Minh đã tích cực ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào hoạt động, nổi bật trong đó là số hóa các dịch vụ điện. Qua đó, tạo ra nhiều lợi ích thiết thực, chăm sóc toàn diện và nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
29/06/2024
Đẩy mạnh triển khai hóa đơn điện tử ở các lĩnh vực bán lẻ
BHG - Từ ngày 1.7.2022 hóa đơn điện tử (HĐĐT) đã được triển khai trên toàn quốc đối với các doanh nghiệp và hộ kinh doanh theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19.10.2020 của Chính phủ. Tuy nhiên, các hình thức HĐĐT như HĐĐT có mã của cơ quan thuế và HĐĐT không có mã của cơ quan thuế chưa đáp ứng tốt cho một số hoạt động đặc thù, có thời gian hoạt động thường xuyên, liên tục, giá trị từng hóa đơn không nhiều nhưng tần suất phát hành hóa đơn lớn.
28/06/2024
Đẩy mạnh liên thông điện tử thủ tục đăng ký khai sinh, thường trú, cấp thẻ Bảo hiểm Y tế cho trẻ dưới 6 tuổi
BHG - Với mục tiêu hướng đến đảm bảo an sinh xã hội toàn dân, mọi đối tượng xã hội, trong đó trẻ em dưới 6 tuổi là đối tượng ưu đãi đặc biệt. Do vậy, việc liên thông dữ liệu khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ Bảo hiểm Y tế (BHYT) cho trẻ em dưới 6 tuổi được các cấp, ngành tại huyện Xín Mần quan tâm, đảm bảo thuận tiện và đầy đủ quyền lợi cho trẻ.
27/06/2024
Thúc đẩy các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt
BHG - Với phương châm nỗ lực không ngừng của các ngân hàng trong ứng dụng công nghệ tiên tiến, việc sử dụng các tiện ích ngân hàng điện tử trong các hoạt động thanh toán tiêu dùng hàng ngày đã dần quen thuộc đối với người dân trên địa bàn huyện Quản Bạ. Thời gian qua, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) huyện Quản Bạ đã nỗ lực triển khai nhiều sản phẩm, giải pháp để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, mang đến tiện ích vượt trội cho khách hàng.
26/06/2024