Ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau an toàn

09:11, 13/04/2018

BHG - Để thực hiện thành công nhiệm vụ tái cơ cấu ngành Nông nghiệp gắn với mục tiêu công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn; nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị canh tác, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung thì việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao (CNC) vào sản xuất rau an toàn là hướng đi tất yếu.

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau an toàn tại HTX Tân Đức (Vị Xuyên).
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau an toàn tại HTX Tân Đức (Vị Xuyên).

Thực tế, những năm qua, việc ứng dụng CNC vào sản xuất nông nghiệp đã được tỉnh ta chú trọng đầu tư phát triển; nhiều mô hình ứng dụng khoa học, kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất do Trung tâm KHKT Giống cây trồng Đạo Đức triển khai đã mang lại hiệu quả như: Nghiên cứu và hoàn thiện quy trình sản xuất giống khoai tây siêu nguyên chủng Solara sạch bệnh bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào và triển khai thực hiện tại thành phố Hà Giang, huyện Hoàng Su Phì với tổng diện tích 2 ha; nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống, trồng và chăm sóc cây chuối Tiêu hồng bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào với quy mô 3,6 ha tại huyện Vị Xuyên. Bên cạnh đó, một số huyện đã hình thành các mô hình sản xuất rau, hoa trong nhà lưới như: Hợp tác xã (HTX) Học Lập, thị trấn Vị Xuyên và HTX Tân Đức xã Đạo Đức (Vị Xuyên); Công ty TNHH Côn Hà (thành phố Hà Giang). Đến nay, tổng diện tích rau trong nhà lưới được sản xuất theo quy trình ứng dụng CNC trên địa bàn tỉnh gần 12 ha/42 nhà lưới.

Ngoài việc trồng các loại rau theo mùa vụ như: Mồng tơi, cà chua, rau ngót, các loại cải, xà lách; các hộ dân, HTX còn chủ động trồng các loại rau trái vụ, rau chất lượng cao như: Dưa lê Hàn Quốc; dưa chuột, Bí ngồi, Măng tây, đậu các loại... cung ứng ra thị trường sản lượng lớn. Đặc biệt, Công ty TNHH Côn Hà đã tạo việc làm tại chỗ cho nhiều người dân địa phương với thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/người/tháng; tổ chức tập huấn về kỹ thuật ủ phân chuồng cho người dân xã Phương Thiện (thành phố Hà Giang) và thu mua toàn bộ số lượng phân ủ với giá từ 600 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/tấn.

Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, thu nhập từ sản xuất rau CNC gấp 1,5 lần so với trồng lúa, tương đương 50 - 60 triệu đồng/ha, đồng thời giúp người tiêu dùng có thể sử dụng sản phẩm sạch.

Hiệu quả đã thấy rõ, tuy nhiên, việc ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn do chưa có quy hoạch, định hướng phát triển nông nghiệp ứng dụng CNC; các địa phương chưa vào cuộc quyết liệt;  việc ứng dụng CNC vào sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; công nghệ áp dụng còn đơn giản, mới chỉ dưới dạng nhà lưới và có hệ thống nước tưới bán tự động, trồng thủy canh; sản phẩm cung cấp cho thị trường còn mang tính phổ thông; các chính sách hỗ trợ phát triển chưa thực sự đủ mạnh để thúc đẩy và thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất nông nghiệp CNC.

Để khắc phục khó khăn, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển, ngày 27.4.2017, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 123/KH-UBND về phát triển gia trại rau, hoa ứng dụng công nghệ mới giai đoạn 2017 – 2020 nhằm mục tiêu triển khai có hệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ tiên tiến; hình hành các vùng chuyên canh sản xuất sản phẩm rau, hoa an toàn, đáp ứng nhu cầu thị trường theo hướng ổn định, bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích cách tác và thu nhập cho người dân; từng bước thay đổi nhận thức, giúp người dân chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; tăng mức đầu tư thâm canh, tuân thủ quy trình trồng rau, hoa theo tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng nhãn hiệu sản phẩm hàng hóa.

Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo chọn vùng quy hoạch tại 6 huyện, thành phố gồm: Vị Xuyên, Bắc Quang, Quang Bình, thành phố Hà Giang, Quản Bạ, Yên Minh để triển khai thực hiện kế hoạch; tập trung ứng dụng KHKT vào sản xuất rau, hoa trái vụ gắn với nhu cầu thị trường bằng các loại giống rau, hoa chất lượng, có khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh cao.

Trong điều kiện thời tiết ngày càng phức tạp, giá trị sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng; đồng thời yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm cao như hiện nay, chủ trương tăng cường ứng dụng CNC, tạo ra sản phẩm có giá trị, giảm dần ngoại nhập, tạo ra bước đột phá mới, khẳng định và nâng tầm chất lượng cho sản phẩm nông nghiệp của tỉnh là hướng đi đúng đắn, đáp ứng nhu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng.

Bài, ảnh: BIỆN LUÂN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị phối hợp hoạt động Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển KT – XH tỉnh Hà Giang

BHG - Chiều 31.1, tại Hà Nội, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội nghị phối hợp hoạt động KH&CN phục vụ phát triển KT – XH tỉnh Hà Giang. Đồng chí Chu Ngọc Anh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bộ trưởng Bộ KH&CN và đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì Hội nghị. 

31/01/2018
Công an tỉnh tập huấn sử dụng, quản trị hệ thống một cửa điện tử và tiếp nhận, giải quyết TTHC qua dịch vụ Bưu chính công

BHG - Ngày 30.1, Công an tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với các huyện, thành phố tập huấn, hướng dẫn sử dụng, quản trị hệ thống một cửa điện tử; tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) qua dịch vụ Bưu chính công. Dự hội nghị có lãnh đạo Công an tỉnh; các sở, ngành liên quan. Tại hội nghị, các đại biểu được tập huấn về các chuyên đề: Hướng dẫn tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC trong các lĩnh vực: Quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; cấp, quản lý chứng minh thư nhân dân; phòng cháy chữa cháy...

30/01/2018
Hội thảo xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè Shan tuyết tỉnh Hà Giang

BHG - Ngày 29.3, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội thảo xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè Shan tuyết tỉnh Hà Giang. Tham dự có lãnh đạo Sở Tài nguyên – Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Ban điều phối Chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP); lãnh đạo UBND các huyện, Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên, TP. Hà Giang; lãnh đạo các xã trên địa bàn tỉnh và đại diện các doanh nghiệp và HTX sản xuất chè Shan tuyết trên địa bàn tỉnh.

 

29/03/2018
Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý thuế

BHG - Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động quản lý thuế (QLT), gắn với quá trình cải cách hành chính thuế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động QLT có tính liên kết, tự động hóa cao, điều này thể hiện rõ trong ứng dụng QLT điện tử, đã khắc phục cơ bản những bất cập, sai sót về số liệu khi thực hiện thủ công; thực hiện minh bạch thủ tục hành chính (TTHC) thuế, cung cấp dịch vụ thuế điện tử phục vụ người nộp thuế và doanh nghiệp thuận lợi khi thực hiện nghĩa vụ thuế; thực hiện liên kết thông tin với các ngành, đơn vị liên quan, đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả trong quản lý.

27/12/2017