6 loài cá bản địa quý, hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng sẽ được hồi sinh trên địa bàn tỉnh

08:41, 14/09/2017

BHG- Tỉnh ta có hệ thống sông, suối, ghềnh thác tương đối lớn, tổng chiều dài trên 300 km, nguồn nước dồi dào... Và là môi trường sống lý tưởng của nhiều loài thuỷ sản như cá, giáp xác, nhuyễn thể. Trong đó, có 6 loài cá bản địa quý, hiếm như Anh vũ, Rầm xanh, Chiên, Lăng chấm, Chày đất, Mị, có chất lượng thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao. Những loài cá này đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam với mức độ đe doạ bậc V - Mức nguy cấp cần được bảo vệ, nhưng hiện vẫn chưa có quy chế bảo vệ, khai thác hợp lý. Hiện nay, việc hình thành các đập ngăn dòng thủy lợi, thủy điện, sự tàn phá rừng đầu nguồn đã làm thay đổi dòng chảy, môi trường sinh thái, đặc biệt ảnh hưởng đến tập tính sinh sản của cá và làm biến mất các bãi đẻ tự nhiên. Bên cạnh đó, việc khai thác quá mức cá bằng các dụng cụ huỷ diệt như dùng xung điện, thuốc nổ, hoá chất càng làm cho nguồn lợi giảm sút nghiêm trọng.

Cá Lăng chấm được nhân giống thành công tại tỉnh ta. (Trong ảnh, cán bộ Trung tâm Thủy sản kiểm tra giống cá Lăng chấm nuôi trong ao).
Cá Lăng chấm được nhân giống thành công tại tỉnh ta. (Trong ảnh, cán bộ Trung tâm Thủy sản kiểm tra giống cá Lăng chấm nuôi trong ao).

Theo Giám đốc Trung tâm Thủy sản tỉnh Vi Quang Ngọc, việc nghiên cứu, thuần dưỡng và sinh sản nhân tạo các loài cá bản địa quý, hiếm trên thực sự cấp thiết. Trước đây, các nghiên cứu về 6 loài cá này mới chỉ dừng ở mức độ phân loại thành phần, đặc tính phân bố ngoài tự nhiên và mới chỉ có 2 nghiên cứu về bảo tồn nguồn gen trong đó có nội dung sinh sản nhân tạo được thực hiện ở một số địa phương như Hải Dương, Yên Bái, Phú Thọ. Nhằm lưu giữ, bảo tồn các loài cá bản địa quý, hiếm, đồng thời nhân rộng, phát triển sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân, Trung tâm Thủy tỉnh ta sản đang xây dựng đề tài nghiên cứu, bảo tồn 6 loài cá trên theo phương pháp sinh sản nhân tạo.

Trung tâm Thủy sản tỉnh có đội ngũ cán bộ trình độ tốt về lĩnh vực hoạt động, các chuyên gia tham gia đề tài có chuyên môn sâu, có kinh nghiệm, cùng với những điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất, việc nghiên cứu, bảo tồn 6 loài cá trên kết quả bước đầu rất khả quan. Từ đó giúp tỉnh có kế hoạch bảo tồn và định hướng những chính sách phát triển thủy sản bền vững, giúp tái tạo một phần - khoảng 3 nghìn /loài vào nguồn lợi tự nhiên.

Thiên Thanh


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hiệu quả mô hình bảo tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc tắm tại thôn Nậm Đăm

BHG- Bảo tồn phát triển nguồn quĩ gen nói chung là một chủ trương lớn. Tuy nhiên để có giải pháp bảo tồn hiệu quả, ứng với điều kiện thực tiễn của từng địa phương, từng loài gen cần được bảo tồn. Đòi hỏi mỗi cấp, ngành, địa phương, phải năng động, sáng tạo trong đề xuất cho công tác bảo tồn. 

30/08/2017
Một số biện pháp phòng, chống sét

BHG - Nhằm ngăn ngừa thiệt hại do sét gây ra cũng như góp phần bảo vệ tính mạng và tài sản cho con người, mỗi chúng ta cần biết một vài biện pháp phòng,  chống sét hiệu quả sau:

27/08/2017
Những kết quả bước đầu ứng dụng khoa học - công nghệ ở Trung tâm KHKT Giống cây trồng Đạo Đức

BHG- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, từ đầu năm đến nay, lãnh đạo, cán bộ, CNVC Trung tâm Khoa học kỹ thuật (KHKT) Giống cây trồng Đạo Đức đã nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn,  hoàn thành tốt nhiệm vụ theo yêu cầu đặt ra.

23/08/2017
Đưa hệ thống phần mềm quản lý cấp số điện tử cho xe chở hàng hóa xuất khẩu qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy

BHG- Đầu tháng 8 này, tỉnh ta vừa đầu tư và đưa vào sử dụng hệ thống cấp số điện tử cho xe công - ten - nơ chở hàng hóa xuất khẩu (XK) qua Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy. Việc đầu tư hệ thống cấp số điện tử đã giải quyết được tình trạng ùn tắc phương tiện vận tải khu vực cửa khẩu, tranh giành lượt XK và phát sinh nhiều đầu mối tham gia xuất khẩu như trước đây. 

23/08/2017