Mạng 4G đã phủ sóng khoảng 95% dân số Việt Nam

06:40, 28/07/2017

Hiện các nhà mạng của Việt Nam đã triển khai 43.000 trạm thu phát sóng 4G (BTS) trên toàn quốc và theo tính toán, số lượng trạm BTS này bảo đảm nhu cầu phục vụ khoảng 95% dân số.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo Quốc tế 4G LTE 2017 do Hiệp hội Internet Việt Nam phối hợp với Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG Việt Nam tổ chức, dưới sự chủ trì của Bộ TT&TT, vào sáng 27/7, tại Hà Nội.

Với chủ đề, “Phát triển đa dạng hoá dịch vụ 4G LTE nhằm mang lại chất lượng và hiệu quả cho tổ chức và người tiêu dùng”, buổi hội thảo đã cập nhật và thảo luận về những cơ hội, thách thức trong lộ trình xây dựng và phát triển mạng 4G LTE tại Việt Nam.

Đồng thời, mang đến những bài học kinh nghiệm quốc tế cũng như giới thiệu các cơ chế quản lý khoa học, các giải pháp công nghệ đột phá nhằm phát triển tối đa tiềm năng của mạng 4G LTE tại Việt Nam.

Đánh giá được sự phát triển của 4G LTE sẽ đóng một vai trò quan trọng trong kỷ nguyên kết nối của thế giới, ngay từ năm 2010, Bộ TT&TT đã quy hoạch và cho phép các doanh nghiệp viễn thông tại Việt Nam thử nghiệm công nghệ mạng di động thế hệ tiếp theo.

Năm 2016, Bộ TT&TT đã cấp phép cho doanh nghiệp viễn thông thử nghiệm 4G trên băng tần 1800 MHz và 2600 MHz. Hiện đã có 4 doanh nghiệp được cấp phép chính thức là Viettel, VinaPhone-VNPT, MobiFone và Gmobile và 3 doanh nghiệp Viettel, VinaPhone và MobiFone đã chính thức cung cấp dịch vụ băng rộng 4G LTE ra thị trường.

Đến thời điểm này, các doanh nghiệp triển khai 4G vẫn trên băng tần 1800 MHz. Theo báo cáo, các nhà mạng của Việt Nam đã triển khai 43.000 trạm thu phát sóng 4G (BTS) trên toàn quốc và theo tính toán, số lượng trạm BTS này bảo đảm nhu cầu phục vụ khoảng 95% dân số.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Hồng Hải cho biết, năm 2017 được đánh giá là thời điểm triển khai mạnh mẽ mạng 4G tại Việt Nam, điều này sẽ tạo cơ hội cho sự phát triển bùng nổ các loại hình dịch vụ trên nền tảng 4G.

Với việc tốc độ kết nối, truy cập dữ liệu tăng, các dịch vụ Internet truyền thống sẽ nhanh chóng dịch chuyển, đáp ứng nhu cầu người sử dụng mọi lúc, mọi nơi.

“Cùng đó, hàng loạt các dịch vụ, ứng dụng khác sẽ phát triển như dịch vụ trên nền tảng IoT, các ứng dụng cho smart city… trên nền tảng 4G LTE không chỉ đem lại doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp viễn thông mà sẽ kéo theo cả hệ sinh thái các dịch vụ, ứng dụng phát triển trên đó”, ông Hải thông tin thêm.

http://baochinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tập huấn triển khai về chứng thư số của HĐND các cấp

BHG- Ngày 28.6, HĐND tỉnh phối hợp với Cục Cơ yếu Đảng và Chính quyền - Ban Cơ yếu Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn tỉnh tập huấn triển khai về chứng thư số của HĐND các cấp nhằm hướng dẫn các quy trình, thao tác sử dụng hệ thống phần mềm về chữ ký số, chứng thư số và bảo mật thông tin khi sử dụng. 

29/06/2017
Trung tâm Thông tin & Chuyển giao công nghệ mới: Xây dựng Thư viện điện tử khoa học đầu tiên của tỉnh

BHG- Những năm qua, công nghệ thông tin trên toàn cầu có tốc độ phát triển chóng mặt, là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển KT – XH, đặc biệt là với những tỉnh có điều kiện KT – XH còn nhiều khó khăn như Hà Giang. 

28/06/2017
Trung tâm hành chính công tỉnh đẩy mạnh ứng dụng CNTT để rút ngắn các dịch vụ công trực tuyến

BHG - Trung tâm hành chính công (TTHCC) tỉnh phải là đơn vị đi đầu trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong cải cách hành chính, sớm đưa Hà Giang rút ngắn dịch vụ công trực tuyến, đẩy mạnh cải cách hành chính, đó là quan điểm chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy đối với TTHCC tỉnh. 

26/06/2017
Lắp đặt hơn 410.000 đầu thu DVB-T2 cho hộ nghèo tại 12 tỉnh

Dự kiến, đến ngày 20/7 tới, việc lắp đặt đầu thu truyền hình DVB-T2 hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo tại 12 tỉnh sẽ được các nhà thầu thực hiện xong.

21/07/2017