Viettel Hà Giang - 12 năm gắn bó với người dân cực Bắc Tổ quốc

08:58, 17/08/2016

BHG - Cùng với sự lớn mạnh không ngừng của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, ngày 19.8.2004, tại tỉnh Hà Giang, Trung tâm viễn thông Hà Giang (tiền thân của Chi nhánh Viettel Hà Giang) đã phát sóng trạm HGG 001 thành công đưa dịch vụ viễn thông di động của Viettel vào hoạt động. Và cũng TỪ đó, ngày 19.8 hàng năm chính thức trở thành ngày truyền thống của Chi nhánh Viettel Hà Giang.

Nhớ lại những ngày đầu chuẩn bị cho việc xây dựng mạng lưới kinh doanh dịch vụ di động với đầu số 098, đồng chí Nguyễn Vũ Hà (nguyên trưởng POP Viettel) là người đầu tiên tìm kiếm và thuê vị trí trạm đầu tiên tại tỉnh Hà Giang; tiếp theo đó là đồng chí Thượng tá Nguyễn Văn Tuấn, nguyên Giám đốc Trung tâm Viễn thông Hà Giang (nay là Chi nhánh Viettel Hà Giang) là người tiếp quản và gây dựng Chi nhánh, bắt đầu từ việc thuê trụ sở, tuyển nhân sự làm việc ở những vị trí quan trọng nhất nhằm xây dựng thành công mạng lưới kinh doanh dịch vụ di động của Viettel, với quân số chỉ có 5 đồng chí.

Lớp thi học sinh giỏi trực tuyến do Viettel tổ chức tại Hà Giang đã đạt nhiều hiệu quả thiết thực.
Lớp thi học sinh giỏi trực tuyến do Viettel tổ chức tại Hà Giang đã đạt nhiều hiệu quả thiết thực.

Khó khăn nhất lúc ban đầu là đàm phán để kết nối được với các nhà mạng khác cùng địa bàn... trong điều kiện không thuận lợi, mọi thứ đều thiếu thốn từ cơ sở vật chất đến con người và đặc biệt là thiếu kinh nghiệm trong tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh hoạt động viễn thông. Đây có thể coi là giai đoạn khó khăn, gian khổ nhất mà những cán bộ Viettel đầu tiên đã từng trải qua và sẽ trở thành những kỷ nhiệm sâu sắc, in đậm mãi không bao giờ quên, nhưng đây cũng chính là thời kỳ phản ánh rõ nét nhất những phẩm chất quý báu, những ý chí quyết tâm và cách làm của những người lính Viettel. Chính sự kết tinh, hội tụ bản lĩnh của người lính để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chỉ hơn 5 năm sau (tức cuối năm 2009) Viettel đã chính thức vươn lên trở thành nhà mạng di động có số lượng hạ tầng, vùng phủ lớn nhất, với mức tăng trưởng 4 năm liên tiếp – năm sau tăng gấp trên 2 lần năm trước, vượt qua cả những doanh nghiệp viễn thông khác đã có bề dày truyền thống hàng chục năm xây dựng hạ tầng mạng lưới và dày dạn kinh nghiệm, bản lĩnh kinh doanh trong lĩnh vực các dịch vụ viễn thông.

Qua hơn 12 năm xây dựng và phát triển đến nay Viettel Hà Giang đã không ngừng lớn mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Hiện nay, Chi nhánh Viettel Hà Giang có tổng số 229 cán bộ CCVC làm việc ở 5 phòng, 3 ban, 11 trung tâm huyện, thành phố và 11 cửa hàng, trong đó có 3 cán bộ sỹ quan, 5 cán bộ quân nhân chuyên nghiệp, 2 công nhân viên quốc phòng, 134 đồng chí hợp đồng lao động, 85 đồng chí hợp đồng dịch vụ, 256 cộng tác viên máy nổ và 143 nhân viên địa bàn. Cùng đó còn có các chuyên môn kỹ thuật khác như kỹ thuật, kinh tế, tài chính ngân hàng... Năng suất lao động đạt 1,5 tỷ đồng/người/năm; thu nhập bình quân 12,5 triệu đồng/người/tháng (tăng 15,6 lần so với thu nhập ban đầu của cán bộ CNV năm 2004 là 800.000 đồng/người/tháng.

Cùng với đó, mạng lưới hạ tầng kỹ thuật ngày càng phát triển. Với phương châm tự học tập phấn đấu vươn lên, tự làm chủ, thay vì thuê nước ngoài như các nhà cung cấp khác đã làm. Hiện nay đội ngũ cán bộ CNV kỹ thuật đã thực sự trưởng thành, làm chủ mọi hoạt động của mạng lưới kỹ thuật, từ khảo sát, thiết kế, lắp đặt và vận hành mạng lưới 2G từ 1 trạm đầu tiên năm 2004 là trạm HGG 001 tại Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Hà Giang. Đến nay mạng lưới của Viettel Hà Giang đã có trên 600 vị trí trạm BTS trong đó có cả tủ 2G và tủ 3G; triển khai cáp quang gần trên 6.000 km đến các xã, phường, thị trấn và phủ sóng 100% xã trên địa bàn. Đưa đường truyền cáp quang kết nối cho hầu hết các cơ sở trường học, y tế để cung cấp dịch vụ Internet nhằm đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông phục vụ công tác giảng dạy, học tập và làm việc.Với dịch vụ di động, Chi nhánh Viettel Hà Giang đang có trên 350.000 thuê bao trả trước và trả sau đang hoạt động, chiếm trên 62% thị phần viễn thông. Ngoài ra, Chi nhánh Viettel Hà Giang cũng đang đẩy mạnh các dịch vụ mới là Internet không dây tốc độ cao, Dcom 3G và FTTH, các giải pháp công nghệ thông tin như Vtraking, Banplus, Smas, CA... Với những kết quả đạt được đó, năm 2013 tổng doanh thu của Chi nhánh đạt trên 312 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2012; năm 2013 nộp ngân sách Nhà nước 28 tỷ đồng, năm 2015 doanh thu đạt trên 200 tỷ đồng, là một trong những đơn vị đứng đầu nộp thuế vào ngân sách tỉnh Hà Giang, đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển KT – XH và QP-AN của tỉnh nhà.Bên cạnh việc chủ động làm tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế và sẵn sàng chuyển hệ thống thông tin hiện có phục vụ thành mạng thông tin vu hồi (mạng thông tin A2) cho nhiệm vụ QP-AN và các nhiệm vụ đột xuất khác như phòng, chống giảm nhẹ thiên tai, bão lũ, hỏa hoạn; phòng, chống cứu nạn trên địa bàn và các tỉnh lân cận, Chi nhánh đã hoàn thành triển khai các chương trình trọng điểm như chương trình mỗi xã một trạm BTS, phủ sóng 12 Đồn Biên phòng và Đoàn kinh tế quốc phòng 313. Quang hóa đến 100% xã, Internet thực hiện mục tiêu mỗi gia đình Việt Nam, mỗi đơn vị hành chính, mỗi cơ sở giáo dục đều có một đường truyền cáp quang dung lượng lớn, chất lượng cao của Viettel, nhằm thực hiện giấc mơ đưa người dân Việt Nam sớm ngang tầm và sánh vai cùng các cường quốc trên thế giới về ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông trong cuộc sống, đặc biệt là tạo cơ hội cho nhân dân các dân tộc từ vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thấp đều có điều kiện được hưởng lợi từ thành quả công nghệ thông tin hiện đại của Viettel. Đây còn là những sự kiện mang ý nghĩa to lớn trong việc xây dựng mạng lưới thông tin quân sự thế trận quốc phòng toàn dân đến từng thôn bản, từng làng và từng xã.

Cũng từ khi thành lập cho đến nay Chi nhánh Viettel Hà Giang luôn thực hiện thành công triết lý hoạt động SXKD gắn liền với các hoạt động từ thiện – xã hội. Chi nhánh đã tích cực chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị thông tin đại chúng, cơ sở GDĐT, MTTQ tỉnh, Sở LĐTB và XH, Tỉnh đoàn, Hội Chữ thập đỏ hỗ trợ kinh phí tổ chức các hoạt động xã hội nhân đạo như xây dựng nhà tình nghĩa, hiến máu nhân đạo, ủng hộ Quỹ nạn nhân chất độc da cam, quỹ đền ơn, đáp nghĩa... Ngoài ra đơn vị còn chủ động phối hợp với các cơ quan hỗ trợ kinh phí tổ chức các hoạt động xã hội nhân đạo khác như chương trình chăn ấm mùa đông, đóng góp các chương trình xã hội,... đồng thời với việc phổ cập dịch vụ viễn thông đến các xã nghèo, hộ nghèo giúp các gia đình nông dân có thêm công cụ tìm kiếm, nghiên cứu khoa học kỹ thuật tiên tiến để áp dụng trong lao động sản xuất, từng bước vươn lên cải thiện cuộc sống, thoát nghèo.  

Với những nỗ lực không mệt mỏi của tập thể cán bộ CCVC Chi nhánh Viettel Hà Giang trong suốt hơn 12 năm qua đã khẳng định một Viettel lớn mạnh không ngừng vì người dân Hà Giang, vì sự phát triển của một tỉnh vùng cao cực Bắc của Tổ quốc. Hy vọng rằng, với tinh thần người lính trên mặt trận thầm lặng quyết chiến, quyết thắng, Viettel Hà Giang sẽ vươn lên bứt phá, luôn đồng hành cùng công cuộc phát triển kinh tế, ổn định xã hội của tỉnh nơi biên cương địa đầu Tổ quốc.

HIẾN CHƯƠNG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội nghị nghiệm thu Dự án: Xây dựng chỉ dẫn địa lý "Hà Giang" cho sản phẩm cam sành Hà Giang

BHG - Sáng 30.6, tại Sở Khoa học và Công nghệ, Hội đồng khoa học tỉnh tổ chức Hội nghị nghiệm thu Dự án: Xây dựng chỉ dẫn địa lý (CDĐL) "Hà Giang" cho sản phẩm cam sành của tỉnh Hà Giang (Dự án T.Ư ủy quyền địa phương quản lý). Dự Hội nghị có lãnh đạo Viện nghiên cứu quy hoạch Nông nghiệp, nông thôn (Bộ NN&PTNT), các thành viên Hội đồng khoa học của tỉnh.

30/06/2016
Nâng sức vóc cho "đầu cơ nghiệp"

BHG- Nâng sức vóc cho "đầu cơ nghiệp", đó là mục tiêu của Đề tài ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để cải tạo đàn trâu tại huyện Bắc Quang do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi thực hiện. Thời gian triển khai Đề tài ứng dụng là 24 tháng từ năm 2015 – 2017, tại xã Hùng An, huyện Bắc Quang. 

28/06/2016
Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng, rất cần sự quan tâm, đầu tư

BHG- Chúng tôi đến Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (KTTCĐLCL), thuộc Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL) tỉnh Hà Giang vào một chiều Hè nóng. Sau hồi hỏi thăm, tôi được chỉ vào một phòng làm việc có diện tích rộng khoảng 8 m2. Vượt qua tấm cửa nhôm kính bé là nơi làm việc của Giám đốc Trung tâm và một cán bộ Văn phòng của đơn vị. Hình ảnh ấy khiến tôi liên tưởng đến những nơi thiếu đất và không gian như... Hà Nội. 

26/07/2016
Hội thảo khoa học Đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp vùng cao nguyên đá Đồng Văn

BHG - Sáng 23.6, tại Hội trường HĐND – UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học cấp tỉnh về Đề tài: Nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp vùng cao nguyên đá Đồng Văn. Dự hội thảo có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành; các thành viên Ban chủ nhiệm đề tài cùng những nhà nghiên cứu quan tâm đến đề tài.

23/06/2016