Nâng sức vóc cho "đầu cơ nghiệp"

07:12, 28/06/2016

BHG- Nâng sức vóc cho “đầu cơ nghiệp”, đó là mục tiêu của Đề tài ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để cải tạo đàn trâu tại huyện Bắc Quang do Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi thực hiện. Thời gian triển khai Đề tài ứng dụng là 24 tháng từ năm 2015 – 2017, tại xã Hùng An, huyện Bắc Quang.

Trâu cái của gia đình anh Nguyễn Văn Cường, xã Hùng Tiến, xã Hùng An được thụ tinh nhân tạo. Ảnh: Thu Phương
Trâu cái của gia đình anh Nguyễn Văn Cường, xã Hùng Tiến, xã Hùng An được thụ tinh nhân tạo. Ảnh: Thu Phương

Có thể nhận thấy một thực tế là trong nhiều năm qua, tại không ít địa phương, khoa học kỹ thuật và máy móc dần thay thế sức kéo của trâu, bò. Cùng với đó, đàn trâu phần nào ít được người dân quan tâm, chăm sóc và đặc biệt là việc giao phối cận huyết, đồng huyết đã khiến cho sức vóc đàn trâu ngày một giảm. Tuy nhiên, trước giá trị kinh tế và tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong phát triển đàn trâu, bò, việc phục hồi sức vóc đàn trâu rất cần được quan tâm và cần thiết đối với một địa phương như tỉnh ta. Con trâu bao đời nay vốn là đầu cơ nghiệp, thì nay vài trò ấy rất cần được phát huy trên một phương diện khác, phương diện phát triển chăn nuôi hàng hóa.

Trên cơ sở đó, Đề tài ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để cải tạo đàn trâu tại huyện Bắc Quang là một việc làm rất cần thiết. Bắc Quang được coi là huyện động lực của tỉnh ta, nơi đây người dân có trình độ sản xuất, chăn nuôi rất tốt, đồng thời có điều kiện chăn thả thuận lợi. Đề tài ứng dụng lựa chọn xã Hùng An để triển khai cũng rất phù hợp.

Triển khai đề tài ứng dụng, đến nay đơn vị thực hiện đã phối hợp với địa phương thực hiện việc khảo sát, chọn hộ tham gia ứng dụng. Qua khảo sát thực tế, đề tài ứng dụng đã lựa chọn 100 trâu cái nuôi tại các hộ đủ tiêu chuẩn, đánh số tai đưa vào theo dõi và dẫn tinh theo phương pháp thụ tinh nhân tạo. Loại tinh sử dụng để thụ tinh cho trâu cái là tinh trâu Murrah Ấn Độ.

Để có thể thực hiện tốt đề tài, Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi miền núi đã tổ chức 1 lớp đào tạo cho 20 cán bộ kỹ thuật viên cơ sở về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo tinh trâu Murrah dạng cọng dạ; tập huấn quy trình kỹ thuật chăn nuôi trâu cho 105 hộ dân về kỹ thuật nuôi trâu lai, phát hiện động dục, kỹ thuật phòng, trị bệnh cho trâu. Đơn vị cũng đã nghiên cứu, hoàn thiện 6 quy trình kỹ thuật và chuyển giao công nghệ gồm: Quy trình kỹ thuật chăm sóc trâu cái sinh sản; quy trình kỹ thuật xác định động dục đối với trâu cái sinh sản; quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo tinh trâu Murrah dạng cọng dạ; quy trình chế biến thức ăn cho trâu; quy trình kỹ thuật chăm sóc trâu lai; quy trình kỹ thuat làm chuổng, trại. Các quy trình đều ngắn gọn, dễ hiểu, dễ áp dụng và phù hợp với thực tiễn địa phương, được người dân chấp nhận.

Đến nay, Đề tài đã sử dụng 80 liều tinh phối thụ tinh nhân tạo cho 56 lượt trâu cái động dục và đã có 24 trâu cái có chửa. Trong thời gian tới, Đề tài sẽ tiếp tục tập trung theo dõi động dục và thụ tinh nhân tạo cho số trâu còn lại; tổ chức theo dõi phối giống có chửa và khám thai cho trâu chửa.

Có thể nói, trước nay việc triển khai nâng tầm sức vóc, cải tạo giống đã được thực hiện trên đàn bò ở một số địa phương như Đồng Văn, Mèo Vạc để nâng sức vóc với đàn bò “đặc sản” của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn. Đối với những huyện vùng thấp như Bắc Quang, Quang Bình hay Vị Xuyên, đàn trâu được coi như một biểu tượng nông nghiệp, một hình ảnh mang đậm giá trị truyền thống cũng như giá trị kinh tế kinh tế hiện tại và tương lai. Việc triển khai ứng dụng thụ tinh nhân tạo để phục hồi sức vóc “đầu cơ nghiệp” đã được thực hiện thành công ở nhiều nơi trong cả nước. Do đó, việc triển khai ứng dụng khoa học thụ tinh nhân tạo, cải tạo đàn trâu ở xã Hùng An, Quang Bình chắc chắn sẽ đem lại thành công, mở ra triển vọng nhân rộng ra các địa bàn khác trong tỉnh, góp phần thúc đẩy lĩnh vực chăn nuôi hàng hóa của tỉnh ta.

Phùng Nguyên


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thể lệ Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hà Giang lần thứ 3 (2016-2017)

BHG - Hội thi Sáng tạo kỹ thuật tỉnh Hà Giang lần thứ 3, năm 2016-2017 nhằm khơi dậy phong trào thi đua lao động sáng tạo thuộc lĩnh vực khoa học - kỹ thuật và công nghệ ở mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Từ đó, thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy CNH-HĐH đất nước. Báo Hà Giang Điện tử đăng toàn văn thể lệ.

31/05/2016
Hiệu quả ứng dụng phần mềm "Cảnh báo sớm điểm cháy rừng"

BHG- Là tỉnh miền núi có địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, tình trạng đất đai bị rửa trôi, xói mòn xẩy ra thường xuyên, vì vậy việc bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn trên địa bàn tỉnh ta là hết sức quan trọng. Những năm qua, triển khai phần mềm "Cảnh báo sớm điểm cháy rừng" thông qua tin nhắn điện thoại của các thành viên Ban chỉ đạo Bảo vệ rừng - Phòng cháy, chữa cháy rừng (BVR - PCCCR) từ cấp tỉnh đến cơ sở đã phát huy hiệu quả, giúp BCĐ phát hiện và chỉ đạo công tác PCCCR nhanh chóng, kịp thời, không để đám cháy lan rộng.

31/03/2016
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân

BHG- Thời gian gần đây, cụm từ biến đổi khí hậu (BĐKH) đã không còn xa lạ, nó đang hàng ngày tác động, can dự trực tiếp và ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống người dân trên địa bàn tỉnh ta. Qua theo dõi cho thấy, trong khoảng thời gian ngắn vừa qua, những hệ lụy xấu của BĐKH ập đến với tần suất lớn hơn, khó lường hơn và mức độ tàn phá nguy hiểm hơn... đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nỗ lực XĐGN của tỉnh. 

28/04/2016
Mít tinh phát động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2016

BHG- Sáng 28.4, tại Sân vận động huyện Quản Bạ, UBND tỉnh tổ chức Lễ mít tinh phát động hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2016 với chủ đề: "Nước sạch và vệ sinh môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu". 

28/04/2016