Nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch đặc thù từ đá tại Cao nguyên đá Đồng Văn
BHG- Cao nguyên đá Đồng Văn (CNĐĐV) được công nhận là thành viên Mạng lưới Công viên địa chất Toàn cầu (CVĐCTC) năm 2010. Di sản độc đáo của Việt
Tuy nhiên, thực tế có thể thấy việc phát triển du lịch ở CNĐĐV vẫn đang trong quá trình “cất cánh”. Để đi được một chặng đường dài, đòi hỏi cấp ủy, chính quyền và các ngành chức năng cần có những giải pháp, cách làm hiệu quả để thúc đẩy phát triển du lịch gắn với bảo vệ di sản nơi đây. Chính vì thế, việc nghiên cứu các sản phẩm du lịch đặc thù (SPDLĐT) từ đá tại CNĐ ĐV là rất cần thiết.
Nghiên cứu các sản phẩm du lịch đặc thù từ đá sẽ góp phần bảo vệ, phát huy các giá trị của CNĐĐV. (Trong ảnh: Canh tác ngô trên đá ở Mèo Vạc). |
Đây là đề tài nghiên cứu được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 1657/QĐ-UBND, ngày 22.8.2014. Đơn vị thực hiện là Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững. Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá và định hướng phát triển SPDLĐT từ đá tại CVĐCTC - CNĐĐV. Từ đó, đề xuất mô hình và giải pháp phát triển SPDLĐT từ đá. Phạm vi nghiên cứu về thời gian từ năm 2014 – 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
SPDLĐT từ đá là hệ thống các dịch vụ du lịch độc đáo từ đá, mang nét đặc trưng riêng có của CVĐCTC. SPDLĐT từ đá được phát triển dựa trên cơ sở các giá trị cốt lõi của đá. Qua đó, nhằm tạo dựng hình ảnh thương hiệu cho CVĐCTC. Tại Việt Nam, có nhiều địa phương có tiềm năng, điều kiện phát triển SPDLĐT từ đá như Quảng Ninh, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Ninh Bình. Còn đối với Hà Giang là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển SPDLĐT từ đá với CVĐCTC – CNĐĐV.
CVĐCTC – CNĐĐV là một di sản độc đáo, phong phú, có giá trị nghiên cứu khoa học và du lịch rất cao. Hàng năm, có hàng trăm ngàn lượt khách đến đây. Mặc dù có tiềm năng lớn, nhưng sự phát triển du lịch ở nơi đây vẫn còn nhiều mới mẻ. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là các sản phẩm du lịch ở nơi đây vẫn còn chưa phong phú, hấp dẫn. Do đó, CNĐĐV chưa khai thác hết các tiềm năng để đẩy mạnh phát triển du lịch, đem lại nguồn thu lớn hơn cho Nhà nước và nhân dân. Đồng thời thực hiện đúng theo tiêu chí khuyến nghị của Mạng lưới CVĐCTC về việc mang lại sinh kế cho nhân dân sống trong vùng CVĐCTC. Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu phát triển SPDLĐT từ đá cho CVĐCTC – CNĐĐV sẽ góp phần làm cơ sở khoa học cho việc đầu tư và quản lý phát triển sản phẩm du lịch một cách hiệu quả, bền vững cho di sản này.
Trên cơ sở đó, đề tài nghiên cứu sẽ gồm 3 nội dung chính gồm: Cơ sở khoa học để phát triển SPDLĐT từ đá tại CVĐCTC – CNĐĐV; đinh hướng phát triển SPDLĐT từ đá tại CVĐCTC – CNĐĐV; đề xuất mô hình và giải pháp phát triển SPDLĐT từ đá tại một khu vực có tiềm năng tại CNĐĐV.
Để thực hiện đề tài, đơn vị nghiên cứu sẽ thực hiện nhiều phương pháp nghiên cứu cùng với việc có phương án phối hợp với các tổ chức nghiên cứu trong nước như: Ban quản lí CVĐCTC – CNĐĐV, Sở VHTT&DL, UBND 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Ban, Trường đại học Xây dựng Hà Nội, Hiệp hội du lịch Hà Nội.
Từ việc nghiên cứu các nội dung, các nhà nghiên cứu sẽ đưa ra các giải pháp để phát triển mô hình SPDLĐT từ đá. Qua đó, xây dựng cơ sở vật chất và hạ tầng du lịch; giải pháp về tổ chức quản lý; giải pháp về cơ chế chính sách; giải pháp về xúc tiến đầu tư và tạo vốn; giải pháp quảng bá xúc tiến thị trường; giải pháp tạo nguồn nhân lực; giải pháp về bảo vệ tài nguyên, môi trường.
Bài, ảnh: Huy Toán
Ý kiến bạn đọc