Cần coi trọng công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội
BHG- Từ khi được thành lập và đi và hoạt động ổn định, với chức năng đoàn kết, tập hợp đội ngũ trí thức, Liên hiệp các Hội KHKT đã xác định và coi việc đẩy mạnh đẩy hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội (PBGĐXH) của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện. Thời gian qua hoạt động tư vấn, phản biện của Liên hiệp các KHKT đã thu được những kết quả đáng khích lệ trên các vấn đề:
Về cơ chế chính sách: Căn cứ Quy định về hoạt động tư vấn, PBGĐXH của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam, trên cơ sở vận dụng vào điều kiện thực tế tại tỉnh, Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành “Quy định hoạt động tư vấn, PBGĐXH của Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh Hà Giang”. Quy định đã tập trung làm rõ về: đối tượng bắt buộc phải phải có tư vấn, PBGĐXH, đó là các chính sách, các chương trình, đề án, dự án về phát triển KT-XH, KHCN, văn hóa, giáo dục, y tế, tài nguyên môi trường thuộc diện thông qua Ban Thường vụ, BCH Tỉnh ủy, HĐND tỉnh xem xét cho ý kiến hoặc quyết định. Thủ tục, trình tự, cách thức xây dựng nhiệm vụ, giao nhiệm vụ tư vấn, phản biện, chế độ quản lý tài chính và trách nhiệm của từng cơ quan có liên quan trong việc phối hợp thúc đẩy hoạt động tư vấn, PBGĐXH. Theo đó, đối với các đề án thuộc đối tượng bắt buộc phải tư vấn, PBGĐXH và các đề án khác do Liên hiệp hội đề xuất với UBND tỉnh, thì trước 30.10 hàng năm, Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng kế hoạch nhiệm vụ và dự toán kinh phí tư vấn phản biện và giám định xã hội gửi Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính thống nhất trình UBND tỉnh phê duyệt và giao chung vào dự toán của đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh cũng đã trình UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp giữa Liên hiệp các Hội KHKT với các hội thành viên, các sở, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh, trong đó quy định rõ sự phối hợp trong triển khai các hoạt động tư vấn, PBGĐXH. Đây là những văn bản có tính chấp pháp lý quan trọng, góp phần tháo gỡ những vướng mắc trong tổ chức triển khai các nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định mà nhiều tỉnh đang gặp phải.
Về thực hiện nhiệm vụ tư vấn, PBGĐXH: Từ năm 2013 đến nay, Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh đã tập hợp được đông đảo đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ tham gia đóng góp ý kiến vào nhiều văn kiện, đề án, dự án lớn của tỉnh. Đặc biệt, năm 2014-2015 đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt danh mục và bố trí kinh phí để thực hiện tư vấn, phản biện đối với 5 đề án, dự án trọng tâm, trọng điểm của tỉnh; tổ chức tư vấn phản biện độc lập đối với 3 đề án, dự án trọng tâm, trọng điểm của tỉnh...
Để đẩy mạnh hoạt động tư vấn, phản biện và giám định của Liên hiệp các Hội KHKT, thiết nghĩ trước mắt nên tập trung triển khai những vấn đề chủ yếu sau:
Một là: Các cấp, các ngành cần làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy định hiện hành của Nhà nước về hoạt động tư vấn, PBGĐXH của Liên hiệp các Hội KHKT, làm cho các tổ chức, cá nhân có liên quan thống nhất cao về mục đích, hiệu quả, sự cần thiết cần có tư vấn, phản biện đối với các chương trình, dự án trọng tâm, trọng điểm trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định;
Hai là: Cơ quan Liên hiệp hội cần thực hiện tốt các công tác đoàn kết, tập hợp ngũ trí thức khoa học và công nghệ có kinh nghiệm chuyên môn và quản lý thuộc có các thành phần kinh tế, đang làm việc hoặc đã nghỉ hưu, có tâm huyết để khuyến khích tham gia tư vấn, PBGĐXH. Tập trung các vấn đề như: Rà soát, xây dựng cơ sở dữ liệu ngân hàng chuyên gia trên các lĩnh vực ngành nghề, trình độ chuyên môn và sở trường của đội ngũ trí thức trong tỉnh; Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương, các tỉnh lân cận, xây dựng danh mục nhóm chuyên gia, các nhà khoa học có uy tín, để thuận lợi cho quá trình lựa chọn chuyên gia phản biện đối với các nhiệm vụ phản biện cụ thể;...
Ba là: Rà soát, trình UBND tỉnh ban hành Quy định cụ thể hóa Thông tư số 11/2015/TT-BTC, ngày 29.1.2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính cho hoạt động tư vấn, PBGĐXH của Liên hiệp các KHKT Việt Nam phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh theo hướng: Quy định cụ thể chế độ chi trả thù lao mang tính khuyến khích, động viên đối với những chuyên gia Trung ương tham gia Hội đồng tư vấn, PBGĐXH tại tỉnh miền núi, xa với Trung tâm chính trị kinh tế lớn của đất nước.
Bốn là: Hàng năm cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan rà soát, tổng hợp kế hoạch nhiệm vụ và dự toán kinh phí tư vấn, PBGĐXH đối với các chương trình, dự án trọng tâm, trọng điểm thuộc diện bắt buộc phải có tư vấn, phản biện gửi Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính thống nhất trình UBND tỉnh phê duyệt và giao chung vào dự toán của đơn vị theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước để đảm bảo tính chủ động trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện.
Năm là: Cơ quan Liên hiệp hội cần chủ động tham mưu với Tỉnh ủy thành lập tổ chức Đảng, đoàn, Liên hiệp các Hội KHKT, nhằm tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng đối với hoạt động của Liên hiệp hội. Đồng thời giúp cho Liên hiệp hội có điều kiện kịp thời truyền đạt những tâm tư, nguyện vọng của đội ngũ trí thức với Đảng xem xét.
Sáu là: Tỉnh cần có cơ chế, chính sách đãi ngộ, chiêu hiền đối với đội ngũ trí thức, nhất là các chuyên gia, nhà khoa học có uy tín. Thường xuyên tổ chức hoạt động tôn vinh đội ngũ trí thức, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh có nhiều đóng góp, nhằm khích lệ, tạo động lực để họ tiếp tục có những đóng góp thiết thực hơn nữa đối với sự nghiệp phát triển tỉnh nhà.
Tô Đức Hiện (Tổng thư ký Liên hiệp các Hội KH&KT Hà Giang)
Ý kiến bạn đọc