Phân tích thành công hệ gen một gia đình người Việt

08:20, 25/02/2015

Tiếp theo các nghiên cứu về hệ gen một người Việt, nhóm nghiên cứu tới từ Đại học Quốc gia Hà Nội đã công bố kết quả nghiên cứu xây dựng và phân tích thành công hệ gen của 3 cá thể thuộc một gia đình người Việt.

Thành viên nhóm nghiên cứu. Ảnh: VNU
Hệ gen người gồm hơn 3 tỉ nucleotide mang toàn bộ thông tin di truyền quyết định đến hình dáng, sức khỏe và sự phát triển của con người. Vào cuối năm 2013, nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Lê Sỹ Vinh, Trường Đại học Công nghệ, thuộc ĐHQGHN cho đã nhận được dữ liệu hệ gen của một cá thể người Việt và đã tiến hành xây dựng và phân tích hệ gen của cá thể người Việt này bằng những công nghệ và phương pháp tính toán hiện đại và có độ chính xác cao, thực hiện trên hệ thống máy tính của Trường ĐH Công nghệ, ĐHQGHN và Trường ĐH Bách khoa Hà Nội.

Trong năm 2014 vừa qua, nhóm nghiên cứu đã mở rộng nghiên cứu từ một cá thể người Việt sang thực hiện trên bộ ba cá thể là thành viên của một gia đình (bố, mẹ, con). Đây là một bước đi giúp nhóm hoàn thiện quy trình phân tích trên nhiều người. Hơn thế nữa, thông tin về mối quan hệ giữa hệ gen của cha mẹ với con giúp nâng cao độ chính xác của kết quả nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu đã đưa ra những khái niệm mới cũng như phương pháp tính toán cho phép sử dụng thông tin liên quan đến các cá thể trong cùng một gia đình để nâng cao độ chính xác trong quá trình nghiên cứu. Các nghiên cứu đã tập trung đến các phân tích chuyên sâu hơn liên quan đến các gen có thể gây bệnh cũng như các bệnh liên quan trên dữ liệu ba người này.

Đặc biệt, kết quả nghiên cứu trên bộ ba người Việt này có thể được sử dụng như một bộ dữ liệu tham khảo tốt cho các nghiên cứu tiếp theo trên toàn thế giới. Phương pháp, quy trình và kết quả nghiên cứu đã được phản biện quốc tế và công bố trên tạp chí quốc tế thuộc hệ thống SCI Journal of Biosciences của Indian Academy of Sciences kết hợp với nhà xuất bản Springer, số tháng 3/2015.

Dữ liệu hệ gen cũng như các kết quả nghiên cứu được phép công bố và sử dụng rộng rãi cho các mục đích nghiên cứu và phi lợi nhuận tuân thủ theo quy chuẩn quốc tế về y đức trong nghiên cứu.

Các nghiên cứu và phân tích hệ gen để phục vụ cho mục đích chẩn đoán và phát hiện sớm bệnh đang là một xu hướng trên thế giới. Các thay đổi trên hệ gen là nguy cơ dẫn đến hàng ngàn loại bệnh khác nhau trong cuộc đời của mỗi con người. Phát hiện và chẩn đoán sớm các bệnh sẽ giúp chúng ta có phương pháp phòng ngừa và điều trị bệnh một cách hiệu quả.  

Nhóm nghiên cứu đang có kế hoạch hợp tác với các bệnh viện tại Việt Nam để phát triển ứng dụng, xây dựng hệ thống phân tích và chẩn đoán bệnh dựa vào phân tích hệ gen. Đây là một hướng phát triển tiềm năng và sẽ có ứng dụng rộng rãi trong tương lai gần.


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chú trọng năng lực chuyên môn, hiệu quả công việc

Luật Khoa học và Công nghệ (KH&CN) năm 2013 đề cập nhiều tới vấn đề nhân lực cho ngành, đặc biệt là việc bồi dưỡng, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà khoa học trẻ. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Thanh Thịnh - nguyên Trưởng ban Đào tạo sau đại học thuộc Bộ KH&CN - về vấn đề thu hút, đào tạo nguồn nhân lực đối với lĩnh vực KH&CN.

30/01/2015
Đôn đốc thực hiện thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương thực hiện việc thuê dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) trong các cơ quan nhà nước.

23/02/2015
Những "cuộc đua" phát triển 3G

 

 

Theo Cục Viễn thông, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông (TT-TT), lượng thuê bao 3G của các mạng di động hiện khoảng 27,5 triệu, tăng gần 8 triệu thuê bao so với năm 2013 mà Sách trắng Công nghệ thông tin - truyền thông (CNTT-TT) Việt Nam đã đưa ra hồi tháng 10-2014. Xu hướng tăng trưởng thuê bao 3G vẫn tiếp diễn và được coi là "cuộc đua" để các nhà mạng phát triển gắn với việc sử dụng thiết bị thông minh…

21/02/2015
Bộ trưởng TT&TT kiểm tra đột xuất an toàn thông tin

Để việc nhận thức được đầy đủ về đảm bảo an toàn thông tin chuyển biến được thành hành động và sự đầu tư thích đáng cho bảo mật, bảo vệ hệ thống là cả một khoảng cách.

20/02/2015