Để cam sành ra quả trái mùa

16:05, 29/09/2008

HGĐT- Cam sành là cây trồng mang tính đặc sản của tỉnh ta; diện tích cam phân bố chủ yếu ở 3 huyện: Vị Xuyên, Bắc Quang và Quang Bình. Nếu để cho cây sinh trưởng tự nhiên, thì cam thường cho hoa từ tháng 1, 2 âm lịch và cho thu hoạch từ tháng 11, 12 âm lịch.


Vì vậy, thời điểm chín rộ của cam sành ngắn (1-2 tháng) lại không có nhà máy thu mua chế biến nên giá cam chính vụ thường rất rẻ (2.000 - 5.000 đ/kg). Nếu chúng ta tạo được cam chín trái vụ (chín vào tháng 7-8 âm lịch, tức là đang thời điểm mùa hè nóng bức) thì giá bán sẽ cao hơn rất nhiều, mang lại lợi ích to lớn cho người làm vườn, người tiêu dùng và xuất khẩu; nhưng vẫn đảm bảo năng suất và tuổi thọ vườn cam.


Bằng kinh nghiệm và thực tế tham quan các mô hình trồng cam cho quả trái vụ của huyện Tam Bình (Vĩnh Long), chúng tôi xin giới thiệu quy trình kỹ thuật để xử lý cho cam sành ra hoa trái vụ, như sau:


Từ tháng 4 âm lịch, tiến hành hái loại bỏ bớt quả non ra đúng thời vụ, chỉ để lại một ít quả để cây không bị phản ứng sinh lý khi cho quả trái vụ. Tỉa cành, cắt bỏ những cành sâu bệnh, cành tăm, cành la mang tiêu hủy. Đây là thời điểm có mưa đầu mùa, vì vậy nên bón 30 - 50 vôi bột + 40 kg NPK + 15kg Ure cho 1.000 m2 để cây phục hồi và ra chồi non đồng loạt. Khi cây bắt đầu đâm chồi non, cần kịp thời tiêu diệt rầy chổng cánh bằng một trong các loại thuốc như Trebon, Actara, dầu khoáng... và phun phòng bệnh sẹo bằng thuốc Kaumin, An vil, Ridomil... Muốn cho cam ra hoa đồng loạt, phải chú ý dùng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật theo hiện trạng của từng vườn cây cụ thể.


Từ tháng 6-7 âm lịch, có nắng và nhiệt độ cao kèm theo những trận mưa rào, vì vậy phải có biện pháp gây hạn nhân tạo cho cam bằng cách che phủ ni lông ở mặt đất dưới gốc cây, không cho nước mưa ngấm xuống dưới đất. Đây là biện pháp kỹ thuật có ý nghĩa quyết định để cam ra nụ hoa (thời điểm này kéo dài khoảng 45 ngày). Sau đó nếu trời không mưa, ta bón thúc phân Supelân với lượng từ 50 - 100 kg/1.000 m2 và kết hợp tưới nước để tạo mầm hoa. Sau khi bón phân 15 ngày, thường xuyên theo dõi các lách lá nếu có hiện tượng ra chồi non và nụ hoa là đạt yêu cầu.


Khi bắt đầu nhú chồi non và hoa, tiến hành bón thúc 20 kg Ure + 20 kg NPK/1.000 m2. Có thể dùng chế phẩm Blom (loại 10: 60: 10) với lượng từ 20 - 25g hòa trong bình 8 lít để phun cho cam ra hoa đồng loạt. Sau khi phun Blom 6-7 ngày cần tiến hành phun các loại thuốc trừ rầy chổng cánh và bệnh sẹo cam bằng các loại thuốc như hướng dẫn ở phần trên. Nếu chồi non và hoa ra ít, cần phun dung dịch Blom lặp lại sau 7 - 10 ngày.


Khi quả cam to bằng đầu đũa, tiến hành phun các loại thuốc trừ nhện hại quả (nhện trắng, nhện đỏ, nhện vàng) bằng một trong các loại thuốc như Ostus, Comite, dầu khoáng... nhằm đảm bảo năng suất và mẫu mã quả. Thời kỳ này nếu cam quá sai cần tỉa bớt quả để cây vừa có sức nuôi cây và nuôi quả. Khi cam ra quả được khoảng 4 tháng, cần tiến hành tỉa bỏ quả lần 2, loại bỏ những quả bị bệnh, quả phát triển dị dạng, chỉ để lại những quả phát triển đồng đều và có mẫu mã đẹp.


Nếu những người trồng cam tuân thủ đúng các qui trình, kỹ thuật nêu trên, chắc chắn sẽ có những vườn cam trái vụ cho hiệu quả kinh tế cao so với những vườn cam cho quả đúng thời vụ.


C.T.V

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phục tráng giống lúa Nếp cái hoa vàng ở xã Quảng Nguyên
HGĐT- Nếp cái hoa vàng là giống nếp quý hiếm, hạt tròn, trắng và thơm ngon của bà con người Tày và người Nùng, chỉ có ở xã Quảng Nguyên, huyện Xín Mần, đã và đang được người tiêu dùng trong huyện, tỉnhbiết đến, bởi giá trị và chất lượng của loại gạo đặc sản địa phương này.
29/09/2008
Nhân lực CNTT: Yếu do chương trình đào tạo
Trong những năm gần đây, mặc dù số lượng cơ sở đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT) cũng như chỉ tiêu tuyển sinh trên toàn quốc ngành CNTT-TT tăng lên rất nhanh nhưng chất lượng đào tạo vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
29/09/2008
Đề tài ứng dụng chế phẩm kivica trên cây cam sành - kết quả bước đầu
HGĐT- Tỉnh ta có 4.078,4 ha cam, quýt và được trồng tập trung ở các huyện Quang Bình, Bắc Quang và Vị Xuyên. Trong đó, diện tích cho thu hoạch là 2.637,7 ha, chủ yếu là Cam Sành, sản lượng quả hàng năm đạt gần 20 nghìn tấn. Trong những năm qua, cây cam có những đóng góp nhất định vào sự nghiệp phát triển KT - XH, XĐGN ở địa phương.
26/09/2008
Internet và những tác động làm thay đổi tại Việt Nam
Từ khi chính thức đặt chân đến Việt Nam cách đây hơn 10 năm, Internet đã trở nên quen thuộc với mỗi người đến mức, nói đến vai trò của internet người ta cho rằng đó là nói về một câu chuyện quá cũ, một sự thật quá hiển nhiên. Nhưng chắc chắn rằng, internet sẽ vẫn tiếp tục mang đến những bất ngờ ngoài sức tưởng tượng.
26/09/2008