Truyền thống của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang

08:27, 13/08/2016

3. Thời kỳ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo phong trào cách mạng; Hà Giang dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Giang:

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước được độc lập thống nhất và cả nước đi lên xây dựng CNXH. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên và đựơc sự chi viện, giúp đỡ của cả nước, trong thời kỳ đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới, lãnh thổ, quân và dân các dân tộc Hà Giang đã kiên cường bám trụ nơi biên cương, không ngại khó khăn, gian khổ và hy sinh để giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Trong những thành tích to lớn đó đã xuất hiện nhiều tấm gương anh dũng mà tên tuổi của họ gắn liền với những chiến công, gắn liền với lịch sử của dân tộc. Vinh dự và tự hào tỉnh Hà Tuyên được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nhiều tập thể và cá nhân được phong tặng danh hiệu anh hùng và các phần thưởng cao quý khác.

Thời kỳ thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã luôn vận dụng đúng đắn, sáng tạo đường lối, chính sách của Đảng vào điều kiện cụ thể của địa phương, phát huy truyền thống đoàn kết trong toàn Đảng, toàn dân chăm lo xây dựng và phát triển mạnh về kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao dân trí, tăng cường quốc phòng – an ninh, xây dựng hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh. Nhất là từ khi tái lập tỉnh Hà Giang (10/1991) đến nay, 25 năm qua, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã vượt qua nhiều khó khăn của một tỉnh miền núi, biên giới, nhiều dân tộc, đi lên từ điểm xuất phát rất thấp, là một trong những tỉnh khó khăn và nghèo nhất so với cả nước. Nhưng được sự quan tâm và giúp đỡ của Trung ương, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc khắc phục khó khăn, thách thức phát huy nội lực, tận dụng có hiệu quả sự giúp đỡ của Trung ương để xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội. Với chính sách đúng đắn và các chương trình phát triển kinh tế – xã hội phù hợp của Đảng bộ tỉnh được triển khai có hiệu quả, đặc biệt là Chương trình Xây dựng nông thôn mới, các chương trình xoá đói giảm nghèo ở vùng cao với nhiều mô hình điển hình như: mô hình “Mái nhà – bể nước – con bò – phản nằm”; “ 2 con bò, 600 khóm cỏ”, “Đầu tư tái thu hồi”; “Nhóm sản xuất cùng sở thích” “Đảng viên giúp đỡ hộ nghèo”... đã thực sự nâng cao năng suất, hiệu quả lao động, đem lại cuộc sống mới ấm no, hạnh phúc hơn cho người dân vùng cao; xây dựng cơ bản phát triển mạnh, phát huy được nội lực trong nhân dân và các thành phần kinh tế; kết cấu hạ tầng được đầu tư lớn với tinh thần “Đại công trường xây dựng”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, đã hoàn thành một khối lượng xây dựng cơ bản to lớn làm thay đổi diện mạo từ thị xã, thị trấn đến thôn, bản ở vùng sâu, vùng xa, tạo được tiền đề thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo quốc phòng – an ninh của tỉnh. Kết quả trong những năm qua, kinh tế – xã hội của tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc, đời sống của nhân dân các dân tộc tuy chưa được sung túc, đầy đủ, hộ đói nghèo còn cao, song so với những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đã có bước khởi sắc cơ bản. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, nhiệm kỳ sau cao hơn nhiệm kỳ trước.

a- Nhiệm kỳ 1992 – 1995 (Đại hội lần thứ XI Đảng bộ tỉnh Hà Giang) đạt được một số thành tựu quan trọng:

- Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 7,49%; công nghiệp – xây dựng tăng 22,9%, dịch vụ tăng 17,16%, nông – lâm nghiệp tăng 2,29%.

- Cơ cấu kinh tế đã và đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá. Sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện, nổi bật là sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, trong thực tiễn đã xuất hiện các mô hình kinh tế hộ gia đình sản xuất kinh doanh khá, giỏi, tạo được sự chuyển biến bước đầu trong nông nghiệp.

- Tổng sản lượng lương thực quy thóc 154.158 tấn, tăng 21,3% so với năm 1991, bình quân lương thực đầu người đạt từ 259 kg/năm (1991) lên 280 kg/năm (1995).

- Thu nhập bình quân 520.000 đồng (1992) lên 597.000 đồng (1993).

- Về giáo dục: tỷ lệ huy động trẻ 6 – 14 tuổi đến trường đạt 70%, xoá mù chữ cho người lớn tuổi đạt 25%.

- Về xây dựng Đảng: tính đến tháng 12/1995, Đảng bộ có 14.277 đảng viên sinh hoạt tại 481 tổ chức cơ sở đảng.

b- Nhiệm kỳ 1996-2000 (Đại hội lần thứ XII Đảng bộ tỉnh Hà Giang) đạt được một số thành tựu quan trọng:

Nền kinh tế tăng trưởng khá và chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, năng suất và hiệu quả. Từ năm 1996 đến năm 2000 nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng.

- Nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 10,3%, tăng thêm 2,8% so với giai đoạn 1992 - 1995; chuyển dịch cơ cấu kinh tế: công nghiệp – xây dựng tăng 3,9%, thương mại – dịch vụ tăng 7,47%, nông – lâm nghiệp giảm từ 61% (1996) xuống còn 50,4% (2000); thu ngân sách đạt 125 tỷ đồng, tăng 3,1 lần với 1995.

- Mạng lưới giao thông phát triển rộng khắp. Đã mở mới hàng nghìn km đường giao thông quốc lộ, tỉnh lộ, liên thôn, liên xã. Đến năm 2000 đạt 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm.

- Thuỷ lợi được đầu tư lớn, đến năm 2000 toàn tỉnh đã có 220 công trình trung thuỷ nông và trên 5300 công trình thuỷ lợi nhỏ. Tỉnh đã đầu tư 31,1 tỷ đồng để xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt cho đồng bào vùng cao, đã giải quyết nước ăn cho 6,5 vạn dân ở các xã vùng cao núi đá. Riêng năm 2000 đã xây dựng được 5000 bể nước, kiên cố hoá 150km kênh mương.

(Còn nữa)

BTV (Theo Đề cương tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Công văn về việc tuyên truyền kỷ niệm 125 ngày thành lập tỉnh Hà Giang, 25 năm ngày tái lập tỉnh

BHG – Ngày 26.7.2016, Báo Hà Giang Điện tử nhận được Công văn số 337-CV/BTG gửi Thường trực các Huyện, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc; Ban Tuyên giáo, Tuyên huấn các Huyện, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc; Ủy ban MTTQ và các đoàn thể tỉnh; các cơ quan khối Tuyên truyền; Sở GD – ĐT tỉnh về việc tuyên truyền kỷ niệm 125 ngày thành lập tỉnh Hà Giang (20.8.1891 – 20.8.2016), 25 năm ngày tái lập tỉnh (1.10.1991 – 1.10.2016), gắn với kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Báo Hà Giang Điện tử đăng tải toàn bộ nội dung Công văn.

29/07/2016
Mở đường - bản hùng ca trên miền cực Bắc

BHG- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đối với mảnh đất Hà Giang, lúc đó KT – XH còn vô cùng khó khăn. Nhiều cản trở cho quá trình vươn lên, trong đó đặc biệt là vấn đề giao thông. Tỉnh ta khi ấy chỉ có duy nhất tuyến QL 2 từ thị xã Hà Giang - Tuyên Quang là xe cơ giới đi được. Đường từ tỉnh lỵ đi các huyện là đường mòn đi bộ, đường ngựa thồ. 

11/08/2016
Truyền thống của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang

3- Thời kỳ Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, lãnh đạo phong trào cách mạng; Hà Giang dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà Giang:

Khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), dưới ánh sáng cách mạng của Đảng, tinh thần yêu nước của nhân dân các dân tộc Hà Giang như ngọn lửa được tiếp thêm dầu, bùng lên mạnh mẽ. Cán bộ của Đảng đến với dân, dân tìm đến Đảng để làm cách mạng.

10/08/2016
Họp Tiểu ban nội dung, tuyên truyền, khánh tiết phục vụ Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Hà Giang

BHG - Chiều 9.8, Tiểu ban nội dung, tuyên truyền, khánh tiết phục vụ Lễ kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh Hà Giang (20.8.1891 – 20.8.2016), 25 năm tái lập tỉnh (1.10.1991 – 1.10.2016) tổ chức họp bàn, nắm bắt tình hình triển khai các nội dung phục vụ cho Lễ kỷ niệm. 

09/08/2016