"Mặt trời hồng" xóa tan "đêm tối"!
BHG- Ngày 3.2.1930, Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam ra đời. Dưới sự lãnh đạo (SLĐ) của Đảng và Bác Hồ, truyền thống yêu nước quý báu, tinh thần đấu tranh bất khuất của đồng bào các dân tộc (ĐBCDT) Hà Giang đã tạc vào lịch sử hào hùng của dân tộc (DT), về cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn biên cương phía Bắc của Tổ quốc.
Các chương trình phát triển KT-XH phù hợp, hiệu quả của Đảng bộ tỉnh đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân. Trong ảnh: Người dân xã Kim Linh (Vị Xuyên) phát triển chăn nuôi dê hàng hóa. |
Mùa Thu tháng Tám khắc sâu trong trái tim mỗi người dân đất Việt niềm tự hào DT. Bởi cách đây tròn 71 năm, dưới SLĐ của Đảng, nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công. Đưa lịch sử DT bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập gắn liền với Chủ nghĩa xã hội (CNXH). Đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ của một nước thuộc địa nửa phong kiến vươn lên làm chủ vận mệnh của mình... Riêng với ĐBCDT Hà Giang, tháng Tám lịch sử năm nay còn ghi dấu sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng. Đó là Lễ Kỷ niệm 125 năm Ngày thành lập tỉnh (20.8.1891-2016); 25 năm tái lập tỉnh Hà Giang (1991-2016) gắn với Lễ Kỷ niệm 71 năm Cách mạng tháng Tám 1945 thành công và Quốc khách 2.9. Có thể khẳng định, xuyên suốt chiều dài phát triển của Hà Giang chính là vai trò lãnh đạo toàn diện của ĐCS Việt Nam.
Dưới sự cai trị của thực dân Pháp và bè lũ tay sai phong kiến, địa chủ, cuộc sống của ĐBCDT Hà Giang vô cùng cực khổ. Bởi thuế cao, sưu nặng, đòn roi, đói rét, bệnh tật, sốt rét rừng, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, không có thuốc chữa bệnh, không được học hành... Chỉ qua bài thơ “Muối của Cụ Hồ” mà nhà thơ Bàn Tài Đoàn đã lột tả chân thực cuộc sống đói, nghèo của đồng bào rẻo cao phía Bắc Hà Giang – nơi “Ngẩng đầu thấy núi cao chót vót/ Cúi đầu thấy đá chồng chất nhau”: “Con khóc đòi ăn cơm chấm muối/ Mẹ tìm đâu hạt muối cho con?/ Mẹ dỗ: Con ơi đừng khóc nữa/ Bố gánh củi đi chợ đổi muối rồi”. Thế nhưng, khi “Cánh cửa nát xưa kẹt hé mở”, bố trở về tay trắng: “Không đủ tiền, người giàu không bán” (muối), khiến “hàng nước mắt con chảy quanh má nhỏ”. Nhưng đến một hôm có bộ đội Cụ Hồ đến bản, “Quân Pháp phải bỏ đất Hà Giang” thì ngoài chợ có đủ nhu yếu phẩm phục vụ cuộc sống đồng bào. Rồi “Cụ Hồ mang áo về, dân mặc/Cụ Hồ đem muối về, dân ăn”, Cụ còn dặn: “Mở thêm đường cái lên Đồng Văn” để “Người Mèo ta không sợ đói nghèo”...Và thực tiễn hơn một thế kỷ đấu tranh, xây dựng và phát triển (XD&PT) của Hà Giang đã chứng minh: Dưới SLĐ của ĐCS Việt Nam và Bác Hồ kính yêu, đồng bào nơi rẻo cao Hà Giang đã viết nên trang sử hào hùng của DT. Từ năm 1932 – 1939, cán bộ của Đảng như các đồng chí: Hồ Sanh, Trung Ngũ, Tô Vũ,... đã đến Hà Giang tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng cơ sở cách mạng. Vượt qua muôn trùng gian khó, bằng tinh thần yêu nước nồng nàn, yêu quê hương sâu sắc, chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều cơ sở cách mạng được hình thành ở: Hùng An, khu Trọng Con, Gia Tự (huyện Bắc Quang); Đường Thượng, Ngam La (huyện Yên Minh); Thanh Vân, Nghĩa Thuận (huyện Quản Bạ),... Bước sang những năm 1944 – 1945, dưới SLĐ của Đảng, bằng nhiều hình thức đấu tranh khôn khéo, linh hoạt giữa chính trị với vũ trang, lực lượng cách mạng Hà Giang đã đánh Pháp, đuổi Nhật, tiêu diệt quân Tưởng, dẹp trừ Thổ phỉ, liên tiếp giành thắng lợi, giải phóng hoàn toàn Hà Giang (25.12.1945) và thành lập Đảng bộ, chính quyền cách mạng.
Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) thắng lợi, giải phóng hoàn toàn miền Bắc. Dưới SLĐ của Đảng, ĐBCDT Hà Giang tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, dũng cảm, kiên cường trong chiến đấu; cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất. Đến năm 1963, tỉnh ta hoàn thành cải cách dân chủ ở vùng cao. Nhiều huyện như Bắc Quang, Vị Xuyên và thị xã Hà Giang cơ bản hoàn thành xoá mù chữ. Đặc biệt, với thành tích xuất sắc trong mở đường giao thông, Hà Giang vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng Cờ luân lưu về thành tích làm đường giao thông khá nhất miền Bắc và 5 đơn vị được tặng thưởng Huân chương Lao động...Theo dòng lịch sử, cuối năm 1959, đầu năm 1960, Đảng bộ tỉnh cùng với Khu uỷ và T.Ư Đảng đã lãnh, chỉ đạo nhân dân dập tắt vụ bạo loạn phản cách mạng ở Đồng Văn và mở chiến dịch tiễu phỉ cuối cùng ở Tây Côn Lĩnh... 10 năm sau, ngày 30.4.1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, non sông quy về một mối, cả nước đi lên xây dựng CNXH. Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang sáp nhập thành tỉnh Hà Tuyên. Trong thời kỳ đấu tranh bảo vệ chủ quyền biên giới, dưới SLĐ của Đảng bộ tỉnh Hà Tuyên cùng sự chi viện, giúp đỡ của cả nước, ĐBCDT Hà Giang kiên cường bám trụ nơi biên cương, không ngại gian khổ, hy sinh để giữ vững từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Viết tiếp trang sử hào hùng trên, trải qua 125 năm (1891-2016) đấu tranh, XD&PT; đặc biệt, sau tái lập tỉnh Hà Giang (10.1991), dưới SLĐ của Đảng bộ tỉnh, từ một địa phương nghèo nàn, lạc hậu, thiên nhiên khắc nghiệt, dân cư thưa thớt, đến nay Hà Giang đã có bước phát triển vượt bậc, đạt nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình XD&PT KT-XH. Cùng với đó, Đảng bộ tỉnh không ngừng lớn mạnh về quy mô và chất lượng; từ 5 đảng viên (năm 1945) lên đến trên 60 nghìn đảng viên và có 917 tổ chức cơ sở Đảng ở thời điểm hiện tại. Đồng thời, 100% thôn, bản đều có đảng viên và Chi bộ Đảng, đảm bảo SLĐ toàn diện và tuyệt đối của Đảng.
Xuyên suốt chặng đường hơn nửa thế kỷ qua cho thấy, trang sử vẻ vang 125 năm của Hà Giang được in đậm và hào hùng nhất chính là khi có Đảng lãnh đạo. SLĐ đó như “ánh Mặt trời” soi tỏ cho ĐBCDT Hà Giang vượt qua gian khổ, hy sinh để bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững chủ quyền biên giới Quốc gia... Dưới SLĐ của Đảng, Hà Giang tự hào từng bước chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, viết tiếp trang sử hào hùng của DT nơi biên cương Tổ quốc.
THU PHƯƠNG
Ý kiến bạn đọc