Chị Sùng Thị Kía vươn lên từ 1,7 triệu đồng

07:51, 23/05/2017

BHG- Từ 1,7 triệu đồng tiền vốn của gia đình, chị Sùng Thị Kía ở thôn Sủng Nhỉ A, xã Sủng Máng huyện Mèo Vạc đã phát triển cơ sở may mặc của gia đình và thường xuyên tạo công ăn, việc làm cho 2 nhân công; mỗi năm gia đình chị có thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng.

Chị Kía (sinh 1991), sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo. Năm 2013, chị lập gia đình và sinh được một người con; trong thời gian nhàn rỗi, chị đã tự học may tại nhà. Sau khi học may thành thạo, chị mạnh dạn bỏ ra 1,7 triệu đồng để mua vải và máy khâu về làm.Khi những sản phẩm đầu tay ra đời và nhận được sự ủng hộ của bà con trong thôn và đây cũng chính là nguồn động viên để chị phấn đấu nâng cao tay nghề cũng như phát triển công việc may mặc của mình. Chị cho biết: Trước đây mỗi ngày chị chỉ may được từ 15 - 20 chiếc quần hoặc váy, những sản phẩm đó chỉ bán tại thôn và phục vụ cho gia đình thì đến nay, mỗi ngày chị may được từ 40 - 50 sản phẩm; tất cả các sản phẩm của chị đã được bày bán ở các chợ trên địa bàn huyện. Công việc làm ăn thuận lợi, chị mạnh dạn đầu tư thêm máy móc phục vụ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình và tạo việc làm cho một số lao động trong lúc nông nhàn. Không chỉ lo làm giàu cho bản thân, chị Kía còn truyền đạt kinh nghiệm cho các chị em trong thôn, để cùng chung tay, góp sức vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng.Nhờ ý chí vượt khó, vươn lên làm giàu; đến nay chị đã xây được ngôi nhà khang trang, kinh tế gia đình chị ngày một phát triển; thu nhập bình quân của gia đình từ 150 - 200 triệu đồng/năm. Có thể khẳng định, chị Sùng Thị Kía là một điển hình trong lao động sản xuất, một hình ảnh đẹp về người phụ nữ dân tộc nông thôn tiến bộ trong tư duy, mạnh dạn trong phát triển kinh tế, góp sức xây dựng gia đình, quê hương ngày một no ấm.

MINH HUỆ - MINH CHUYÊN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Câu hỏi 15: Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát huy dân chủ bao gồm những nội dung quan trọng nào?

Trả lời: Dân chủ có nghĩa "dân là chủ", đối lập với quan niệm "quan chủ", thể hiện bản chất trong cấu tạo quyền lực của xã hội. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ"2, "Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân là người chủ"3, "Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ"4.

23/05/2017
Câu hỏi 14: Hồ Chí Minh quan niệm như thế nào về chiến lược "trồng người"?

Trả lời: Hồ Chí Minh khẳng định: "Trồng người" là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cách mạng. Con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước với nghĩa rộng, vừa nằm trong chiến lược giáo dục – đào tạo theo nghĩa hẹp...

23/05/2017
Câu hỏi 13: Hồ Chí Minh quan niệm thế nào về vai trò của con người mới trong sự nghiệp cách mạng?

Trả lời: Hồ Chí Minh khẳng định, con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp cách mạng. Theo Người, "vô luận việc gì, đều do người  làm ra và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả"1.

23/05/2017
Người công nhân tiêu biểu

BHG - Đó là anh Nguyễn Văn Thước (sinh 1975), Chủ tịch Công đoàn cơ sở (CĐCS) Đội dịch vụ công cộng & Môi trường (DVCC&MT) huyện Hoàng Su Phì; anh là đại biểu được biểu dương và báo cáo tham luận tại Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến trong hệ thống Công đoàn (CĐ) tỉnh lần thứ III, giai đoạn 2010 - 2015, với chủ đề: "Nâng cao chất lượng hoạt động phong trào thi đua; gắn với hoạt động CĐ, xây dựng CĐCS vững mạnh xuất sắc toàn diện" của CĐCS Đội DVCC&MT huyện.

20/05/2017