Câu hỏi 5: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam có các hình thức sở hữu, thành phần kinh tế nào?

08:51, 17/05/2017

Trả lời: Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam còn nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế.

Các hình thức sở hữu chính: “Sở hữu của Nhà nước tức là của toàn dân. Sở hữu của hợp tác xã tức là sở hữu tập thể của nhân dân lao động. Sở hữu của người lao động riêng lẻ. Một ít tư liệu sản xuất thuộc sở hữu của nhà tư bản”1. Tương ứng với chế độ sở hữu là các thành phần kinh tế. Hồ Chí Minh xác định: “Trong chế độ dân chủ mới, có năm loại kinh tế  khác nhau... Trong năm loại ấy, loại A (kinh tế quốc doanh) là kinh tế lãnh đạo và phát triển mau hơn cả. Cho nên kinh tế ta sẽ phát triển theo hướng chủ nghĩa xã hội chứ không theo hướng chủ nghĩa tư bản”2.

Để xây dựng và phát triển nền kinh tế có nhiều thành phần như trên, Hồ Chí Minh đưa ra chính sách kinh tế của Đảng và Chính phủ gồm bốn điểm mấu chốt:

Một là, công tư đều lợi. Kinh tế quốc doanh là công. Nó là nền tảng và sức lãnh đạo của kinh tế dân chủ mới. Cho nên chúng ta phải ra sức phát triển nó và nhân dân ta phải ủng hộ nó. Đối với những người phá hoại nó, trộm cắp của công, khai gian lậu thuế thì phải trừng trị. Tư là những nhà tư bản dân tộc và kinh tế cá nhân của nông dân và thủ công nghệ. Đó cũng là lực lượng cần thiết cho công cuộc xây dựng kinh tế nước nhà. Cho nên Chính phủ cần giúp họ phát triển. Nhưng họ phải phục tùng sự lãnh đạo của kinh tế quốc gia, phải hợp với lợi ích của đại đa số nhân dân.

Hai là, chủ thợ đều lợi. Nhà tư bản thì không khỏi bóc lột. Nhưng Chính phủ ngăn cấm họ bóc lột nhân dân quá tay. Chính phủ phải bảo vệ quyền lợi của công nhân. Đồng thời, vì lợi ích lâu dài, anh chị em thợ cũng để cho chủ được số lợi hợp lý, không yêu cầu quá mức. Chủ và thợ đều tự giác tự động tăng gia sản xuất lợi cả đôi bên.

Ba là, công nông giúp nhau. Công nhân ra sức sản xuất nông cụ và các thứ cần dùng khác, để cung cấp cho nông dân. Nông dân thì ra sức tăng gia sản xuất, để cung cấp lương thực và các thứ nguyên liệu cho công nhân. Do đó mà càng thắt chặt liên minh giữa công nông.

Bốn là, lưu thông trong ngoài. Ta ra sức khai thác lâm thổ sản để bán cho các nước bạn và để mua những thứ ta cần dùng. Các nước bạn mua những thứ ta đưa ra và bán cho ta những hàng hóa ta chưa chế tạo được. Đó là chính sách mậu dịch, giúp đỡ lẫn nhau rất có lợi cho kinh tế ta.

1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.12, tr.372.

2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.8, tr.293-294.


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Có một chàng trai Hà Giang xuất sắc trên xứ sở Bạch Dương

BHG - Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Hà Giang, từ nhỏ Phạm Xuân Thiện luôn xác định rằng con đường học vấn chính là lựa chọn đúng đắn nhất để đạt được ước mơ hoài bão của mình.Phạm Xuân Thiện (sinh 1996), hiện đang sinh sống và học tập tại Trường Đại học Tổng hợp Liên bang Ural, tthành phố Yekaterinburg, Liên Bang Nga. 

29/03/2017
Người nông dân lấy lời Bác dạy làm động lực phát triển kinh tế

sâu sắc. Bản thân mỗi người con trên mảnh đất địa đầu Tổ quốc đều luôn khắc ghi và lấy đó làm động lực vươn lên. Anh Chu Tả Minh, thôn Khai Hoang Bản Vàng, xã Hữu Vinh (Yên Minh) là một trong những tấm gương tiêu biểu làm theo lời Bác dạy: "Phải chú ý hơn nữa bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng. Trồng cây ăn quả và cây làm thuốc".

25/03/2017
Ý chí làm giàu của đảng viên Giàng Mí Cho

BHG- Tích cực học tập và làm theo lời Bác, đảng viên Giàng Mí Cho, sống tại thôn Séo Lủng B, xã Sảng Tủng (Đồng Văn) đã không ngại khó, chủ động tìm tòi, học tập để phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống từ mô hình chăn nuôi lợn thịt.

21/04/2017
Người phụ nữ khuyết tật tiêu biểu

BHG- Khi được tin chị Nguyễn Thị Thu, Ủy viên Ban Thường vụ Hội người Khuyết tật tỉnh Hà Giang, Chủ tịch Hội người Khuyết tật huyện Vị Xuyên được vinh dự là một trong 4 đại diện nữ tiêu biểu của Hội người Khuyết tật và Hội người Mù tỉnh ta tham dự Lễ vinh danh phụ nữ là Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội của người khuyết tật tiêu biểu toàn quốc 

18/04/2017