Nghị lực một nhà giáo

09:12, 08/09/2015

BHG - Đỗ Thị Thanh Nhàn – giáo viên Trường PTDT Bán trú Tiểu học xã Pố Lồ (Hoàng Su Phì) sinh ra và lớn lên trên quê hương Đất Tổ Vua Hùng trong một gia đình có truyền thống hiếu học. Sau khi tốt nghiệp THPT, Đỗ Thị Thanh Nhàn nghe theo tiếng gọi của Đảng và Nhà nước lên vùng cao dạy cái chữ cho đồng bào các dân tộc Hà Giang. Tốt nghiệp Trường Sư phạm Hà Giang năm 1999, chị Nhàn được cấp trên phân công về giảng dạy tại huyện Hoàng Su Phì. Ngày đầu ra trường, lần đầu tiên đi trên con đường ngoằn nghoèo giải cấp phối với 60 km từ Quốc lộ 2 vào thị trấn huyện lỵ Hoàng Su Phì, chị Nhàn đã cảm nhận được cái khó, cái khổ của cuộc sống nơi vùng cao biên giới. Năm học 1999-2000, chị được phân công giảng dạy tại xã Chiến Phố. Ở đây đường xá đi lại khó khăn, cơ sở vật chất của nhà trường thiếu thốn, học sinh đi học không chuyên cần, phụ huynh học sinh không quan tâm đến việc học của con em mình... làm cho chị trăn trở suy nghĩ không biết làm sao dạy được các em biết đọc, biết viết đây? Tuy nhiên, với nghị lực của bản thân, chị đã tìm ra những giải pháp, cách làm để thực hiện có hiệu quả. Chị suy nghĩ, cuộc sống của người dân nghèo khó suốt đời phải lo lắng cho đủ cái ăn, cái mặc nên việc học hành của con cái ít được cha mẹ quan tâm. Thay vì đi học các em phải ở nhà giúp bố mẹ trông em, làm nương rẫy... Từ thực tế đó, không quản ngại khó khăn, chị Nhàn đã xuống từng thôn bản, đến từng gia đình các em học sinh để vận động, thuyết phục gia đình cho con em đi học. Với vai trò là một giáo viên truyền dạy cái chữ, chị luôn suy nghĩ là không những truyền đạt bằng kiến thức mà còn phải dạy bằng cả tình thương và trách nhiệm. Chị đã không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn bằng cách học hỏi, tìm tòi sách báo thông tin đại chúng, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, thông qua dự giờ trao đổi chuyên môn và thậm chí học ngay từ chính các em. Bản thân chị luôn kiên trì, nhẫn nại và cố gắng rất nhiều. Có những lần chị đến nhà học sinh bố mẹ bắt nghỉ học ở nhà trông em, chăn trâu, chị vận động mãi họ mới cho con em đi học. “Bây giờ quan điểm của phụ huynh học sinh đã khác, họ tin tưởng vào cô và yêu quý cô đã dạy cho con mình cái chữ” – chị Nhàn tâm sự.

Một buổi lên lớp của cô giáo Nhàn.
Một buổi lên lớp của cô giáo Nhàn.

Sau 10 năm vật lộn với hành trình gieo con chữ ở vùng khó, chị Nhàn được luân chuyển về Trường PTDT Bán trú Tiểu học xã Pố Lồ. Từ đây chị đã vận dụng quan điểm dạy học mới bằng các phương pháp dạy học tích cực nhưng đảm bảo tính thực tế trong điều kiện cho phép, không cứng nhắc áp đặt, phát huy tính sáng tạo của các em; tăng cường công tác kiểm tra có biện pháp động viên, nhắc nhở học sinh kịp thời; tăng cường mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội làm cho mối quan hệ này thực sự có ý nghĩa và có tác dụng thiết thực. Gia đình là nhân tố có vai trò quyết định đồng thời phối hợp với nhà trường tạo sự phát triển toàn diện của học sinh, do vậy bản thân chị suy nghĩ phải tuyên truyền vận động cho các gia đình hiểu và phải hết sức chăm lo kiểm soát hành vi tinh thần và thái độ học tập ở nhà, tạo mọi điều kiện để cho các em học tập tốt; thường xuyên giữ mối quan hệ với nhà trường để nắm bắt tình hình học tập của các em. Trong công tác, chị luôn hòa nhã với đồng nghiệp, chia sẻ học hỏi giúp đỡ nhiệt tình và chị luôn được đồng nghiệp tin yêu. Cũng có nhiều lần chị thất bại trong công việc bởi kinh nghiệm chưa nhiều nhưng không vì thế mà chị nản lòng, chị quyết tâm mày mò tìm hướng giải quyết ngay từ những thất bại đó, đứng thẳng quyết tâm làm lại từ đầu và chị có được kết quả như ngày hôm nay chính vì nghị lực vượt qua chính mình.

Là một giáo viên yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề, dù ở bất cứ đơn vị nào chị cũng nhiệt tình tham gia các phong trào thi đua nhất là phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Sự phấn đấu nỗ lực của bản thân chị Nhàn đã giúp chị đạt được những thành tích trong công tác và phong trào thi đua. Từ năm 2008 đến nay, chị liên tục đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện. Năm 2012, chị đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp Quốc gia; 5 năm liên tục dạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở. Năm 2013, chị vinh dự được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ...

PV


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giàng Mí Sò vượt khó làm giàu

BHG- Đến thôn Pù Trứ Lủng, xã Sủng Là (Đồng Văn), ai cũng ngạc nhiên trước sự mạnh dạn, kiên trì vượt khó vươn lên phát triển kinh tế bằng cách làm mới mà Giàng Mí Sò - một thanh niên người Mông đang thực hiện trên vùng Cao nguyên đá.

29/07/2015
Người đại biểu của dân

BHG- Chị Hầu Thị Phương (sinh 1980) người dân tộc Mông, sinh ra và lớn lên ở huyện vùng cao Mèo Vạc. Năm 2002, tốt nghiệp hệ Trung cấp Mầm non Trường Cao đẳng Sư phạm tỉnh, Phương về nhận công tác tại quê nhà, nhờ trí thông minh, sự nhanh nhẹn, cần cù và bầu nhiệt huyết tuổi trẻ; Phương nhanh chóng được đề bạt giữ cương vị Hiệu trưởng trường Mầm non của huyện, sau đó là Phó Trưởng Phòng GD-ĐT khi còn rất trẻ.

28/08/2015
Hoàng Bình Quân vượt khó phát triển kinh tế

BHG- Ở thôn Kè Nhạn, xã Đồng Yên (Bắc Quang), bà con đều biết anh Hoàng Bình Quân, dân tộc Tày, sinh năm 1961 là người giàu nghị lực, vượt khó, thoát nghèo.

27/08/2015
Bí thư Chi bộ thôn Nà Cuổng 2 cùng dân vượt khó

BHG- Nà Cuổng 2 là thôn xa xôi và khó khăn của xã Niêm Tòng, huyện Mèo Vạc;  xa trung tâm xã cũng là một bất lợi cho việc phát triển kinh tế của thôn. Không cam chịu với cuộc sống khó khăn mình đã từng sống, anh Hờ Mí Sính, Bí thư Chi bộ của thôn quyết tâm làm kinh tế với sự kiên trì, dám nghĩ, dám làm. Cho đến hôm nay, gia tài của gia đình anh đã có 17 con trâu, bò và 10 con dê...

20/08/2015