Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 2016)

Trưởng thành cùng Quốc hội

08:28, 30/12/2015

BHG- Qua 70 năm kể từ ngày Tổng tuyển cử (6.1.1946), Quốc hội nước ta ngày càng lớn mạnh. Trong lịch sử xây dựng và phát triển của Quốc hội, địa phương Hà Giang nói chung, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và các ĐBQH của tỉnh nói riêng không ngừng có những đóng góp quan trọng.

Bác Giàng Văn Quẩy quây quần cùng gia đình.
Bác Giàng Văn Quẩy quây quần cùng gia đình.

Là mảnh đất địa đầu Tổ quốc, với 19 dân tộc anh em; thực hiện lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, ngày 6.1.1946, nhân dân các dân tộc tỉnh ta đã tích cực tham gia cuộc Tổng tuyển cử, bầu ra Quốc hội khóa I. Trong kỳ Tổng tuyển cử đầu tiên, nhân dân cả nước đã bầu ra 403 đại biểu Quốc hội khóa I. Riêng với Hà Giang, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa I, tỉnh ta có 2 đại biểu là ông Nguyễn Tri Phương (Thanh Phong) và ông Vương Chí Thành (Vương Chí Sình). Ông Vương Chí Thành sau đó tiếp tục được tái cử trong kỳ bầu cử Quốc hội khóa II. Điều đặc biệt nữa là trong kỳ bầu cử Quốc hội khóa II, tỉnh ta có ông Vù Mí Kẻ, dân tộc Mông, lúc đó là Chủ tịch huyện Đồng Văn đã trúng cử. Ông Kẻ là người trúng cử ĐBQH nhiều nhất của tỉnh ta từ trước tới nay với 6 kỳ tham gia làm đại biểu. Tiếp đến là đại biểu Lò Mý Chinh, với 4 khóa tham gia làm ĐBQH... 

Qua 70 năm, với 13 khóa Quốc hội, các ĐBQH của tỉnh Hà Giang đã khẳng định được vai trò là đại biểu của nhân dân; thể hiện trách nhiệm trong hoạt động lập hiến, lập pháp và giám sát tối cao. Đoàn ĐBQH đơn vị tỉnh Hà Giang đã luôn nắm bắt tình hình đời sống chính trị, KT – XH, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân để phản ánh với Quốc hội. Các thế hệ ĐBQH của tỉnh đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của tỉnh; là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân địa phương.

Thể hiện rõ vai trò là đại biểu nhân dân, hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH và các ĐBQH tỉnh ta đã không ngừng được đổi mới, tập trung vào những vấn đề thời sự và thực tiễn ở địa phương. Hoạt động tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, việc đôn đốc xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được chú trọng, đổi mới. Đoàn ĐBQH tỉnh đã có sự phối hợp chặt chẽ với MTTQ tỉnh, Hội Nông dân, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan báo chí, tuyên truyền của tỉnh trong việc tuyên truyền, phổ biến thông tin về hoạt động tiếp xúc cử tri; chuyển tải các ý kiến kiến nghị của cử tri đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. 

Vào dịp cả nước đang chuẩn bị kỷ niệm 70 năm, ngày Tổng tuyển cử đầu tiên của cả nước (6.1.1946 – 2016), chúng tôi có dịp gặp gỡ với một số ĐBQH các khóa với những ký ức đầy tự hào. Chúng tôi tìm đến nhà bác Giàng Văn Quẩy, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh. Bác Quẩy là ĐBQH 2 khóa X và khóa XI. Sau cơn tai biến nhiều năm về trước, giờ đây bác Quẩy đã dần bình phục. Dù sức khỏe yếu, nhưng bác Quẩy vẫn nhớ như in những năm tháng là ĐBQH mà kỳ họp nào, bác cùng Đoàn ĐBQH, đơn vị tỉnh Hà Giang cũng có những phát biểu ý kiến. Không chỉ có những ý kiến được nêu trong phòng họp Quốc hội, mà ở bên lền các kỳ họp, với vai trò là ĐBQH và lãnh đạo tỉnh Hà Giang, bác Quẩy đã có nhiều ý kiến phản ánh, kiến nghị với các đồng chí lãnh đạo T.Ư về tình hình khó khăn của Hà Giang và những vấn đề cần quan tâm, đầu tư dành cho Hà Giang cũng như vùng miền núi, biên giới, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

Chúng tôi đến thăm bác Vù Mí Kẻ, ĐBQH từ khóa II đến khóa VII (1960 – 1987), nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, Hà Tuyên tại một căn nhà ở phường Minh Khai, thành phố Hà Giang. Bác Kẻ rất phấn khởi khi kể lại những ngày tháng làm ĐBQH. Bác kể, năm 1960 khi làm Chủ tịch huyện Đồng Văn, tôi còn chưa nói thành thạo tiếng phổ thông mà chỉ có vốn Hán học được học từ nhỏ (Bác Kẻ sinh năm 1930). Một năm 3 lần về Thủ đô họp Quốc hội. Thời kỳ đầu khi đường Hạnh Phúc chưa hoàn thành, đi lại rất vất vả, mỗi lần đi họp, đi bộ từ Đồng Văn về đến thị xã Hà Giang mất đến...  3 ngày. Từ thị xã Hà Giang lại bắt xe ca về Tuyên Quang, từ Tuyên Quang bắt xe về Phú Thọ và từ Phú Thọ lại đi tàu hỏa về Hà Nội. Hành trình mỗi lần đi họp Quốc hội mất dòng đến... 6 ngày. Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, mỗi lần đi họp Quốc hội, chúng tôi còn phải lo đối phó với cả bom Mỹ khi chúng tiến hành đánh phá miền Bắc bằng không quân.

Bác Kẻ nhớ lại, từ giai đoạn 1960 – 1969, lần nào đi họp tôi cũng được gặp Bác Hồ. Có lần Bác Hồ nói, ĐBQH cần nói ngắn gọn, súc tích, không nên dông dài. Đặc biệt, có lần gặp Bác Hồ, biết tôi là người Mông, Bác có nói chuyện với tôi bằng tiếng Mông. Bác ân cần hỏi tôi bao nhiều tuổi, đã lấy vợ chưa. Rồi Người căn dặn, làm cán bộ không phải là làm quan đâu nhé. Cần phải tích cực động viên gia đình, bà con nhân dân cố gắng sản xuất, phải tiếp tục diệt giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Người cũng nói, nhiệt tình cộng với cái dốt bằng phá hoại, do đó cần phải học.

Vâng lời Bác Hồ dạy, bác Vù Mí Kẻ tiếp tục phấn đấu, học tập, không ngừng rèn luyện và sau này trở thành Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, rồi Hà Tuyên, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tuyên. Nhớ lại những kỳ họp ngày trước, bác Kẻ nói, trong giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ, mỗi kỳ họp chỉ có 1 tuần. Các đại biểu gần như không bao giờ vắng mặt tại các kỳ họp. Qua đó, với các đại biểu của Hà Giang và các tỉnh trong cả nước, mỗi kỳ họp Quốc hội là một môi trường học tập đẩy thực tiễn, giúp mỗi đại biểu phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp của quần chúng nhân dân.  

HUY TOÁN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Báo chí – Cầu nối giữa Quốc hội với nhân dân

Kỷ niệm 70 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam tối 28.12, tại nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Báo chí "70 năm Quốc hội Việt Nam". Chương trình do Văn phòng Quốc hội và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức
 

29/12/2015
QH Việt Nam đã có những bước tiến dài

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm QH Việt Nam, Phóng viên Báo điện tử Đại biểu Nhân dân đã có cuộc trao đổi với ông Lương Phan Cừ - Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội về những vấn đề liên quan đến hiệu quả của hoạt động QH trong thời gian qua. Ông Lương Phan Cừ cho rằng, sau 70 năm, QH Việt Nam đã có những bước tiến dài.

28/12/2015
Bài 3: Một QH hội nhập

Nhận thức về hội nhập quốc tế dần dần được mở rộng qua các nghị quyết Đại hội Đảng. Cho tới thời điểm này: "Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện hơn nữa, tham gia sâu hơn vào các liên kết khu vực, tăng cường thực hiện các cam kết quốc tế, đồng thời nỗ lực cùng các nước, các tổ chức quốc tế đưa quan hệ đi vào chiều sâu, bền vững và ổn định".

 
28/12/2015
Bài 2: Một Quốc hội "rộng" và "sâu"

Những bước đi lên của QH là một thực tế rất rõ ràng, được cử tri thừa nhận.

 
28/12/2015