Diễn biến cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam

14:54, 06/01/2024

BHG - Ngày 30.4.1977, quân Pol Pot đánh vào 14/16 xã biên giới thuộc tỉnh An Giang, tàn phá các bản làng, trường học của ta. Trước hành động xâm lược trắng trợn của Pol Pot, quân đội ta đã sử dụng 1 trung đoàn (thuộc Sư đoàn 330), 1 trung đoàn tàu thuyền và 2 tiểu đoàn địa phương An Giang đánh trả, diệt 300 tên, buộc quân Pol Pot rút về bên kia biên giới.

Các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia cùng Quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Phnôm Pênh trưa 7.1.1979. Ảnh: TTXVN.
Các lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia cùng Quân tình nguyện Việt Nam tiến vào giải phóng Phnôm Pênh trưa 7.1.1979. Ảnh: TTXVN.

Giai đoạn 1 (từ ngày 30.4.1977 đến ngày 05.01.1978)

Ngày 23.5.1977, Quân ủy Trung ương ra chỉ thị cho lực lượng vũ trang ở phía Nam: Kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của ta, đồng thời tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Campuchia. Thực hiện Chỉ thị, các đơn vị quân chủ lực, hậu cần chuẩn bị mọi lực lượng sẵn sàng chiến đấu.

Từ ngày 25.9.1977, quân Pol Pot tập trung 9 sư đoàn chủ lực cùng lực lượng địa phương mở cuộc tiến công lớn thứ 2 đánh sang các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp lên hướng Tây Ninh. Bộ Tổng Tham mưu quyết định sử dụng một bộ phận lực lượng chủ lực cơ động đánh lui các cuộc tiến công của quân Pol Pot ở nhiều khu vực trên biên giới, giành lại những khu vực bị lấn chiếm, sau đó lui về củng cố lực lượng.

Phát hiện ta đã lui quân về phía sau, ngày 15.11.1977, quân Pol Pot lại mở cuộc tiến công mới nhằm đánh chiếm thị xã Tây Ninh. Trước tình hình đó, từ ngày 5.12.1977 đến 5.01.1978, quân ta mở đợt phản công truy kích quân Pol Pot làm thiệt hại 5 sư đoàn và làm thất bại kế hoạch đánh chiếm thị xã Tây Ninh của địch.

Với âm mưu “vừa ăn cướp, vừa la làng”, ngày 31.12.1977, tập đoàn Pol Pot vu khống Quân đội Việt Nam “tiến công xâm lược Campuchia dân chủ” nhằm cô lập Việt Nam.

Ngay trong ngày 31.12.1977, Chính phủ ta ra tuyên bố về vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia, nêu rõ lập trường và nguyên tắc: Kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; luôn luôn tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia, làm hết sức mình để bảo vệ tình đoàn kết chiến đấu và hữu nghị Việt Nam – Campuchia…

Giai đoạn 2 (từ ngày 06.1.1978 đến ngày 07.1.1979)

Tháng 1.1978, Pol Pot đưa thêm 2 sư đoàn ra biên giới, liên tục tiến công lấn chiếm, bắn phá vào những nơi đông dân cư. Trước tình hình đó, Bộ Tổng Tham mưu điều động Sư đoàn 341 (Quân đoàn 4) tăng cường cho Quân khu 9, sẵn sàng chiến đấu; đồng thời ra lệnh cho các đơn vị ta trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, thực hiện phòng ngự tích cực để hỗ trợ cho Đảng, Nhà nước ta thực hiện đấu tranh chính trị và ngoại giao.

Từ ngày 26.3.1978, các đơn vị quân đội ta chuyển sang tiến công, đẩy quân Pol Pot lùi xa dần biên giới và dồn đối phương vào thế bị động; đồng thời hỗ trợ trực tiếp cho phong trào nổi dậy của lực lượng cách mạng Campuchia phát triển, đỉnh cao là cuộc nổi dậy từ ngày 26.5.1978 ở Quân khu Đông, làm suy yếu một bộ phận lực lượng quân Pol Pot.

Sau cuộc nổi dậy của lực lượng cách mạng Campuchia ở Quân khu Đông, quân Pol Pot vừa ráo riết thanh trừng nội bộ, vừa phải đối phó với lực lượng cách mạng Campuchia vẫn đang tiếp tục hoạt động ở nhiều nơi.

Để hỗ trợ cho lực lượng cách mạng Campuchia, từ ngày 14/6 đến 30.9.1978, ta sử dụng Quân đoàn 3, Quân đoàn 4 và 2 sư đoàn (thuộc Quân khu 7), 2 sư đoàn (thuộc Quân khu 5) mở tiếp đợt tiến công lớn trên các hướng đường 1, đường 7, vùng giáp biên giới Tây Ninh và đường 19 kéo dài nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, tiến tới làm suy yếu một bước lực lượng quân Pol Pot.

Trước ý định tập trung 5 sư đoàn và 4 trung đoàn tiến công đánh chiếm Tây Ninh, sau đó sẽ mở rộng địa bàn đánh chiếm lãnh thổ Việt Nam của Pol Pot, ngày 06 và 07.12.1978, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua quyết tâm tổng phản công - tiến công chiến lược, hoàn thành cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc; đồng thời sẵn sàng hỗ trợ lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia.

Phát hiện sự chuẩn bị của ta, Pol Pot tập trung phần lớn lực lượng chủ lực bố trí dọc biên giới với Việt Nam.

Ngày 23.12.1978, chúng huy động 10 trong số 19 sư đoàn đang bố trí ở biên giới mở cuộc tiến công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam nước ta.

Ngày 26.12.1978, hệ thống phòng thủ vòng ngoài của quân Pol Pot bị phá vỡ. Ngày 31.12.1978, quân và dân ta đã hoàn thành nhiệm vụ đánh đuổi quân Pol Pot, thu hồi toàn bộ chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc bị kẻ thù lấn chiếm.

Ngày 02.01.1979, ba cụm quân chủ lực của Pol Pot, mỗi cụm 5 sư đoàn, án ngữ các trục đường tiến về Phnôm Pênh cơ bản bị tiêu diệt.

Ngày 05 và 06 tháng 1.1979,  Quân tình nguyện Việt Nam và lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia tiến sát Thủ đô Phnôm Pênh.

Ngày 7.1.1979, Thủ đô Phnôm Pênh hoàn toàn được giải phóng.

(Còn nữa)

Lê Lâm (Tổng hợp theo Đề cương Tuyên truyền 45 năm Ngày Chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7.1.1979 – 7.1. 2024) của Ban Tuyên giáo Trung ương)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đại tướng Đoàn Khuê - Nhà quân sự xuất sắc của cách mạng Việt Nam

Đại tướng Đoàn Khuê-nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương), nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là một chiến sĩ cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo, chỉ huy xuất sắc, có uy tín lớn của Quân đội ta. Đồng chí không chỉ là cán bộ chính trị mẫu mực, tài năng mà còn là người lãnh đạo, chỉ huy xuất sắc, có nhiều cống hiến to lớn đối với cách mạng Việt Nam.

30/10/2023
Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1-1-1914 / 1-1-2024): Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - tấm gương người cộng sản kiên trung

Trong hơn 30 năm hoạt động cách mạng, được Đảng, Quân đội giao nhiều nhiệm vụ quan trọng trên nhiều cương vị trọng yếu, đồng chí Nguyễn Chí Thanh luôn có mặt ở những nơi gian khổ, ác liệt nhất, không ngừng cống hiến, hy sinh trọn đời cho lý tưởng, sự nghiệp cách mạng của Đảng. Cuộc đời hoạt động cách mạng hết mình phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã để lại cho các thế hệ sau một tấm gương người chiến sĩ cộng sản kiên trung mẫu mực.

27/12/2023
Tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho thương binh, liệt sĩ
Thương binh - Liệt sỹ là những người đã hy sinh, cống hiến cho nền độc lập, tự do của dân tộc, cho sự trường tồn, phát triển của đất nước. Cuộc đời, sự nghiệp của họ là biểu tượng cao đẹp của tinh thần yêu nước và truyền thống cách mạng. Tưởng nhớ, tri ân và thực thi tốt chính sách với Thương binh - Liệt sỹ và người có công với cách mạng không chỉ thể hiện đạo lý uống nước, nhớ nguồn mà góp phần đảm bảo an sinh xã hội, tạo động lực cho quá trình phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh hiện nay.
25/07/2023
Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm, chăm lo thực hiện chính sách với người có công
Kế thừa tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quan tâm, chăm lo thực hiện chính sách với người có công, Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như thực hiện công cuộc đổi mới luôn dành những điều kiện tốt nhất nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của người có công và thân nhân của người có công với cách mạng.
25/07/2023