Điện lực Bắc Mê chuyển biến tích cực thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

15:16, 28/08/2021

BHG - Thời gian qua, Điện lực Bắc Mê đẩy mạnh tuyên truyền, đạt nhiều chuyển biến tích cực trong việc thanh toán tiền điện qua các tổ chức trung gian, giúp người sử dụng điện giảm thời gian đi lại và thuận lợi trong giao dịch.

Người dân đăng ký thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt tại Điện lực Bắc Mê.
Người dân đăng ký thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt tại Điện lực Bắc Mê.

Điện lực Bắc Mê hiện đang quản lý 229 km đường dây 35 kV; trên 175 km đường dây 0,4 kV; 120 trạm biến áp. Trong 6 tháng đầu năm 2021, Điện lực Bắc Mê đẩy mạnh tuyên truyền, phối hợp các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian triển khai tới khách hàng (KH) đăng ký dịch vụ thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt. Đến nay, tỷ lệ tiền điện thanh toán không dùng tiền mặt trong 6 tháng đầu năm đạt 82,27%, bằng 105,7% so với kế hoạch giao. Tỷ lệ KH thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt bằng 96,4% so với kế hoạch giao. Đối với KH thanh toán tiền điện qua ngân hàng và các tổ chức trung gian là trên 12.300 KH, đạt 22,786%. Tỷ lệ tiền điện thanh toán không dùng tiền mặt đạt 82,27%, số tiền điện thanh toán không dùng tiền mặt trên 29 tỷ đồng. Trong đó, thu qua ngân hàng 5.082 lượt KH với số tiền gần 26 tỷ đồng; Ví điện tử (không dùng tiền mặt) 7.222 lượt KH với số tiền trên 3,1 tỷ đồng; thu qua các tổ chức trung gian khác (Viettel) 6.895 lượt KH với số tiền trên 2,9 tỷ đồng. Điện lực Bắc Mê cũng đang tích cực triển khai các giải pháp, đa dạng hình thức thanh toán và hướng tới mục tiêu 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt trong năm 2021.

Đơn giản, dễ dàng và tiện lợi là đánh giá của nhiều KH khi đăng ký thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt thông qua ngân hàng và các tổ chức trung gian. Ông Nguyễn Văn Dương, nhà hàng ăn uống, giải khát Đại Dương tại thị trấn Yên Phú, nói: “Hàng tháng, sau khi nhận được tin nhắn thông báo số tiền điện phải trả, tôi vào phần mềm được cài đặt trên điện thoại để thanh toán tiền điện qua dịch vụ ViettelPay. Qua đó, tôi tập trung kinh doanh, không phải bận tâm đến việc có thể bị cắt điện khi quá thời hạn nộp tiền”.

Thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt rất phù hợp với những người làm kinh doanh hàng ăn bận rộn như anh Nguyễn Xuân Chiêu, thị trấn Yên Phú. Anh Chiêu cho biết: “Việc không sử dụng tiền mặt nộp tiền điện giúp tôi tiết kiệm thời gian, quản lý chi tiêu dễ dàng do luôn nắm được thông báo của ngành Điện về điện năng sử dụng, thông tin của khách hàng và dữ liệu của ngành Điện cũng được bảo mật tốt hơn, qua đó hướng đến sự chuyên nghiệp, tạo ra sự đổi mới và hình ảnh thân thiện đối với khách hàng”...

Ông Lê Tấn Đức, Giám đốc Điện lực Bắc Mê cho biết: Về chỉ tiêu phát triển KH không dùng tiền mặt đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tỷ lệ KH thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt vẫn còn thấp, do KH chưa nắm được các tiện ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt, số lượng KH sử dụng thẻ ngân hàng, ví điện tử còn thấp; chủ yếu tập trung vào bộ phận cán bộ, công chức, người lao động, các hộ kinh doanh tại trung tâm huyện và trung tâm các xã. Chỉ tiêu phát triển KH đăng ký nhận tin nhắn qua Zalo chưa đạt kế hoạch giao do đa số KH sử dụng điện thoại thông minh Smartphone chủ yếu tại trung tâm các xã, thị trấn. Khách hàng thay đổi số điện thoại thường xuyên do sử dụng các sim khuyến mại. Mặt khác, trình độ dân trí mặt bằng chung còn thấp, dẫn đến khó khăn trong hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch giao.

Mặc dù việc thực hiện hoàn thành chỉ tiêu thanh toán tiền điện theo kế hoạch Công ty Điện lực Hà Giang giao năm 2021 còn nhiều khó khăn, tuy nhiên với sự nỗ lực hết mình của tập thể lãnh đạo và nhân viên toàn đơn vị, tin tưởng Điện lực Bắc Mê sẽ đạt được kết quả khả quan, bên cạnh việc đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định và hiệu quả cho địa phương, góp phần hoàn thành chỉ tiêu chung của toàn Công ty.

Bài, ảnh: Văn Quân


Cùng chuyên mục

Những bước tiến vượt bậc trong cải cách hành chính nơi cực Bắc

BHG - Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI), chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính (SIPAS), chỉ số cải cách hành chính (CCHC) – PAR Index năm 2020 của tỉnh ta tăng mạnh, đánh dấu bước tiến vượt bậc trong thực hiện nhiệm vụ CCHC nơi địa đầu cực Bắc Tổ quốc. Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử, tỉnh ta có chỉ số xếp hạng nhóm B toàn quốc, vượt mục tiêu Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh.

30/06/2021
Xín Mần đẩy mạnh ứng dụng chữ ký số

BHG - Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo huyện và triển khai đồng bộ các giải pháp ứng dụng chữ ký số và chứng thư số, đến nay việc sử dụng chữ ký số để nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) trên môi trường mạng tại các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn huyện Xín Mần được nâng cao, qua đó nâng cao hiệu lực văn bản, giao dịch điện tử; góp phần nâng cao hiệu quả xử lý công việc, tiết kiệm thời gian, chi phí, đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin.

27/08/2021
Vì nhân dân phục vụ, nhìn từ Chỉ số PAPI

BHG - Nếu như năm 2019, Chỉ số hiệu quả Quản trị và Hành chính công (PAPI) của tỉnh ta xếp thứ 45 thì năm 2020 đã bứt phá 12 bậc, đứng đầu nhóm đạt điểm Trung bình thấp để xếp hạng thứ 33/63 tỉnh, thành phố. Đặc biệt hơn, có chỉ số nội dung (CSND) thuộc nhóm đạt điểm thấp nhất nay "ngược dòng", giữ vị trí nhóm đầu cả nước.

26/05/2021
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hoàng Gia Long kiểm tra cải cách hành chính tại Vị Xuyên

BHG - Sáng 25.8, Đoàn kiểm ta cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh do đồng chí Hoàng Gia Long, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh làm trưởng đoàn kiểm tra CCHC tại Vị Xuyên. Tham gia đoàn kiểm tra có lãnh đạo Sở Nội vụ.

25/08/2021