Đoàn viên, thanh niên xã Tùng Vài tích cực hưởng ứng phong trào khởi nghiệp

08:17, 17/10/2018

BHG - Chặng đường khởi nghiệp (KN) của đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Tùng Vài (Quản Bạ) còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng với tinh thần dám nghĩ, dám làm, ĐVTN trong xã đã tích cực hưởng ứng, tham gia phong trào KN và có sức lan tỏa rộng khắp đến từng thôn, bản. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. 

Anh Phàn Chẩn Phúc, Bí thư Đoàn xã Tùng Vài chăm sóc đàn chim bồ câu của gia đình.
Anh Phàn Chẩn Phúc, Bí thư Đoàn xã Tùng Vài chăm sóc đàn chim bồ câu của gia đình.

 Thời gian qua, lực lượng ĐVTN xã Tùng Vài không ngừng vượt khó, sáng tạo vươn lên làm giàu từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương. Hiện nay, xã có 214 ĐVTN; toàn xã có 24 mô hình phát triển kinh tế, trong đó 18 mô hình của ĐVTN, với tổng kinh phí đầu tư trên 800 triệu đồng từ nguồn vốn vay ưu đãi theo Nghị quyết số 209 của HĐND tỉnh. Các mô hình có tiềm năng phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Nuôi lợn rừng; Tổ hợp tác thanh niên thôn Bản Thăng nuôi trên 600 con vịt Bầu cổ ngắn; nuôi bò sinh sản; nuôi chim Bồ câu; trồng nghệ đỏ; HTX Suối Vui kinh doanh phân bón, chế biến chè, vật liệu xây dựng; mô hình tổng hợp về chăn nuôi và sửa xe máy;... 

Đến thôn Tùng Pàng, thăm mô hình nuôi chim Bồ câu của anh Phàn Chẩn Phúc, Bí thư Đoàn xã Tùng Vài, được anh chia sẻ: Là người đứng đầu tổ chức, để tuyên truyền vận động các bạn ĐVTN hưởng ứng tham gia phong trào KN thì mình phải mạnh dạn, tiên phong thực hiện để các bạn lấy đó làm gương, làm động lực trong phong trào KN trên địa bàn xã. Hiện nay, mô hình của anh Phúc có hơn 200 đôi chim bồ câu, với vốn đầu tư ban đầu là 100 triệu đồng vay Ngân hàng Liên Việt Post Bank để xây dựng chuồng trại và mua con giống. Sản phẩm chủ yếu bán cho các nhà hàng tại huyện Quản Bạ. Sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi năm, gia đình anh Phúc thu được gần 100 triệu đồng. Nhận thấy mô hình đem lại hiệu quả kinh tế nên anh Phúc vận động ĐVTN ở địa phương mở rộng thêm mô hình; đến nay, trên địa bàn xã có 3 mô hình nuôi chim bồ câu đều mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Không chỉ riêng đoàn viên Phàn Chẩn Phúc, ở xã Tùng Vài còn có nhiều mô hình KN của ĐVTN mang lại giá trị kinh tế cao, như: Mô hình nuôi bò sinh sản của đoàn viên Lò Sào Vinh, thôn Tùng Vài Phìn, thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm; chăn nuôi lợn rừng của đoàn viên Vương Phát Quý, thôn Bản Thăng đang có nhiều tiềm năng phát triển; mô hình chăn nuôi tổng hợp của đoàn viên Giàng Khái Thào, thôn Lùng Khố cho thu nhập cao... Từ những cách làm, hướng đi của ĐVTN xã biên giới Tùng Vài trên con đường lập thân, lập nghiệp đã thể hiện được sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm nhằm góp sức trẻ xây dựng quê hương ngày một đổi mới.

Đồng chí Lý Tà Chùi, Chủ tịch UBND xã Tùng Vài, cho biết: Do đặc thù là xã biên giới nên điều kiện phát triển kinh tế còn gặp nhiều khó khăn; nhiều ĐVTN muốn tiếp cận các nguồn vốn nhưng vì thủ tục vay vốn khá phức tạp nên ảnh hưởng không nhỏ đến phong trào KN. Trong thời gian tới, chính quyền xã tiếp tục tuyên truyền và vận động các ĐVTN cũng như các tổ chức hội, đoàn thể tích cực tham gia phong trào KN; tổ chức các hội nghị KN mời những tấm gương có mô hình kinh tế điển hình để truyền đạt kinh nghiệm và tư vấn trực tiếp cho ĐVTN có định hướng để phát triển mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương; tổ chức đưa ĐVTN tham quan các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả kinh tế cao để học hỏi kinh nghiệm về áp dụng tại địa phương.

Bài, ảnh: VƯƠNG MAI


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khởi nghiệp từ Mô hình Dịch vụ du lịch ở Xín Mần

BHG - Khởi nghiệp không bao giờ muộn với những ai có ý chí, quyết tâm mong muốn thay đổi cuộc sống, góp phần phát triển kinh tế cho quê hương và xã hội - điều này hoàn toàn đúng với trường hợp của chị Phạm Thị Cúc. Chị Phạm Thị Cúc, sinh năm 1984, tại huyện Bắc Quang. Sau khi tốt nghiệp Trường Đại học Thương mại Thái Nguyên, chị trở về quê bươn trải nhiều nghề, nhưng thu nhập không đảm bảo. Năm 2010, chị quyết định lên Xín Mần lập nghiệp...

30/08/2018
Đoàn viên Nguyễn Tiến Dũng khởi nghiệp từ nuôi thỏ

BHG - Với vóc dáng thư sinh, nụ cười hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ; chàng trai Nguyễn Tiến Dũng (sinh 1995), trú tại tổ 2, thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên) đã gây dựng cho mình cơ nghiệp khá ổn định và bền vững từ mô hình chăn nuôi thỏ được Dũng ấp ủ từ nhiều năm trước và quyết tâm thực hiện, giờ đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Tốt nghiệp THPT năm 2013, Dũng không thi đại học mà đi học nghề và làm công nhân điện tử tại Khu công nghiệp ở tỉnh Hải Dương...

27/09/2018
Trao "cần câu" cho thanh niên

BHG - Làm thế nào để phát triển ý tưởng kinh doanh thành hiện thực, phát huy được những tiềm năng, thế mạnh, các sản phẩm đặc sản của địa phương thành hàng hóa có giá trị? Những câu hỏi này luôn thường trực trong đầu của thanh niên nông thôn mong muốn khởi nghiệp. Giải đáp những thắc mắc này, vừa qua huyện Quản Bạ phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ khởi nghiệp (TT.BSA) mở lớp tập huấn "Phát triển tài nguyên bản địa bằng ứng dụng công nghệ" cho thanh niên.

 

25/08/2018
130 ĐVTN huyện Quang Bình được Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp.

BHG - Trong thời gian 2 ngày (từ 22 - 23.8), Huyện đoàn Quang Bình phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Sở LĐTB&XH tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khởi sự doanh nghiệp cho 130 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thuộc 15 xã, thị trấn trong huyện. Tham gia lớp tập huấn, các học viên được truyền đạt những kiến thức và kỹ năng cơ bản về việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh doanh mới;

23/08/2018