Khơi dậy khát vọng khởi nghiệp cho tuổi trẻ cực Bắc

06:53, 26/09/2017

BHG- Xác định công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) khởi nghiệp (KN) là khâu “then chốt”, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh đã tập trung lãnh đạo triển khai một cách đồng bộ, đa dạng, phong phú với nhiều nét mới trong phương thức tiếp cận, truyền tải đến đối tượng tiếp nhận. Qua đó, từng bước khơi dậy khát vọng KN trong ĐVTN, tạo động lực giúp tuổi trẻ vươn lên hiện thực hóa ước mơ làm giàu.

Đoàn viên, thanh niên học tập mô hình ủ cỏ mùa Đông, phục vụ chăn nuôi ở xã Tụ Nhân, Hoàng Su Phì. Ảnh: Tiến Lâm
Đoàn viên, thanh niên học tập mô hình ủ cỏ mùa Đông, phục vụ chăn nuôi ở xã Tụ Nhân, Hoàng Su Phì. Ảnh: Tiến Lâm

Lấy tuyên truyền làm “then chốt”

Qua tìm hiểu, hiện nay ở các cấp bộ Đoàn trong tỉnh, số ĐVTN có mong muốn KN chiếm tỷ lệ không cao. Điều này được lý giải bởi xuất phát điểm nền kinh tế thấp, tập quán canh tác truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân cũng như thế hệ thanh niên (TN). Do đó, các mô hình kinh tế thường chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo thành vùng chăn nuôi hàng hóa. Nhiều TN ấp ủ ước mơ làm giàu nhưng do thiếu vốn và không đủ tự tin nên không ít ĐVTN bỏ dở ước mơ KN.

Trao đổi với đồng chí Đào Quang Diệu, Phó Bí thư Tỉnh đoàn, được biết: Để khơi dậy khát vọng KN trong TN, BTV Tỉnh đoàn đã cụ thể hóa các văn bản của T.Ư, của tỉnh về chương trình KN đến các cơ sở Đoàn. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về KN. Bên cạnh đó, chỉ đạo các Huyện, Thành đoàn tổ chức tuyên truyền, nhân rộng các mô hình hay, việc làm hiệu quả, các gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến về KN. Các Huyện, Thành đoàn đã tập trung chỉ đạo Đoàn cơ sở xây dựng tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với từng đối tượng TN...

Một trong số các địa phương triển khai tốt chương trình KN phải kể đến Bắc Quang. Qua trao đổi với đồng chí Nguyễn Bá Tuấn, Bí thư Huyện đoàn Bắc Quang, được biết: Để phong trào KN được triển khai rộng khắp, BTV Huyện đoàn đã phối hợp tổ chức tuyên truyền về chương trình TN KN và chương trình xây dựng NTM tại các chợ phiên kết hợp với bán hàng gây quỹ cho các Đoàn xã; thường xuyên tuyên truyền về các chủ trương, cơ chế, chính sách của cấp uỷ, chính quyền các cấp về hỗ trợ TN KN thông qua các buổi sinh hoạt Chi đoàn; gắn việc thực hiện chương trình KN trong ĐVTN với nội dung công tác Đoàn và phong trào thanh, thiếu nhi nhiệm kỳ 2017 – 2022; xây dựng kế hoạch tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KHKT gắn với kế hoạch đào tạo, tập huấn theo Nghị quyết 209 HĐND tỉnh của UBND huyện Bắc Quang; thành lập Quỹ hỗ trợ TN KN với số vốn ban đầu được huyện cấp là 1,5 tỷ đồng; định kỳ tổ chức các cuộc họp đánh giá kết quả triển khai thực hiện; phối hợp với Tổ tư vấn thành lập HTX, hỗ trợ hoạt động TN KN để tư vấn, hỗ trợ xây dựng 11 phương án sản xuất, kinh doanh; thành lập 3 HTX TN KN...

Khơi dậy khát vọng làm giàu

“Qua nhìn nhận thực tế, chương trình KN trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn do một số tổ chức Đoàn chưa chủ động phối hợp với các ngành chức năng trong việc xây dựng mô hình phát triển kinh tế cho TN; các chính sách hỗ trợ cho KN còn hạn chế; việc tiếp cận nguồn vốn vẫn chủ yếu phải vay Ngân hàng NN&PTNT; vướng mắc về thủ tục hành chính” – Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Đào Quang Diệu cho biết thêm.

 Để tạo điều kiện cho ĐVTN có cơ hội được tiếp cận với các mô hình kinh tế, mới đây, Tỉnh đoàn đã phối hợp với Sở KH&CN tỉnh tổ chức đưa đoàn công tác gồm các Huyện đoàn: Quản Bạ, Bắc Mê, Xín Mần, Vị Xuyên, Quang Bình đi học tập, trao đổi kinh nghiệm KN tại 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Thái Bình. Ngoài ra, các Huyện, Thành đoàn đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố tổ chức các buổi diễn đàn gặp mặt sinh viên, TN KN; tập huấn KN với trên 3.000 ĐVNT tham gia. Tại các buổi diễn đàn, một số huyện đã thành lập và ra mắt Câu lạc bộ TN KN. Đến nay, đã có 11/11 đơn vị tổ chức diễn đàn; các Huyện, Thành đoàn đã phối hợp với trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức tập huấn khởi nghiệp cho 200 ĐVTN có nhu cầu KN...

Trong số các mô hình KN hiệu quả, mô hình sản xuất hoa và rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trong nhà lưới của anh Hoàng Trung Thông, thôn Mỹ Thượng, xã Việt Vinh (Bắc Quang) được xem là phù hợp với thực tế địa phương. Nhìn vào thực trạng canh tác trồng hoa và rau trên địa bàn xã chưa thực sự được chú trọng, đại đa số nông dân vẫn sản xuất theo lối canh tác truyền thống, nhỏ lẻ, manh mún, sản xuất thủ công, ít áp dụng công nghệ, thụ động trong sản xuất và tiêu thụ, rủi ro cao do phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, thị trường; anh Thông đã mạnh dạn triển khai mô hình nhằm nâng cao giá trị trên diện tích canh tác, đồng thời tạo nên những sản phẩm chủ lực của địa phương. Với quy mô diện tích sản xuất 2.000 m2 , trồng các loại rau, củ, quả theo mùa vụ và một số rau, hoa quả mới phù hợp với điều kiện địa phương như: Hoa ly, hoa cúc, cà chua, dưa lê; sản xuất trong hệ thống nhà lưới, có mái che, hệ thống tưới tiêu thông minh tự động, tiết kiệm nước mang lại hiệu quả cao. Anh Thông chia sẻ: “Mô hình không chỉ tạo công ăn việc làm cho 5 lao động thường xuyên và một số lao động theo thời vụ với thu nhập 4 triệu đồng/tháng mà còn đưa ra thị trường sản phẩm có giá thành cạnh tranh và đảm bảo ATTP cho người tiêu dùng”.

Để tiếp tục tạo sức lan tỏa về chương trình KN, Tỉnh đoàn đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho TN về chương trình KN; phát huy vai trò của tổ chức Đoàn, truyền cảm hứng, khơi dậy sức trẻ và tinh thần vươn lên trong cuộc sống, vượt qua chính mình, dám nghĩ, dám làm của giới trẻ trong toàn tỉnh, để họ học hỏi và vận dụng chính sách, quyết tâm vươn lên tạo thành lực lượng xung kích trong việc phát triển kinh tế.

KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đoàn viên Lý Thị Minh khởi nghiệp từ mô hình phát triển kinh tế gia đình

BHG - Đầu tháng 8 này, chúng tôi có dịp đến thăm mô hình phát triển kinh tế của gia đình đoàn viên Lý Thị Minh, sinh năm 1982, tại thôn Tân Trang, xã Tân Trịnh, huyện Quang Bình. Đây là một trong những mô hình thanh niên "khởi nghiệp" đầy triển vọng trên địa bàn huyện Quang Bình. 

31/08/2017
Vi Hồng Tưởng vươn lên làm giàu từ hai bàn tay trắng

BHG- Sinh ra và lớn lên trong gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà (Mèo Vạc). Từ nhỏ, Vi Văn Tưởng (sinh năm 1994) đã phải theo bố, mẹ lên nương làm rẫy. Thấu được sự nhọc nhằn, vất vả của bố mẹ, Tưởng đã cố gắng học tập, mong muốn sau này có kiến thức để thoát khỏi cảnh đói, nghèo. 

29/08/2017
Giám đốc trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp trên quê hương Việt Lâm

BHG - Là một trong những người trẻ tuổi được tiếp cận với phong trào khởi nghiệp từ rất sớm; năm 2013, khi còn là sinh viên năm thứ nhất Học viện Lâm nghiệp Việt Nam, chàng thanh niên trẻ Hà Ngọc Châm đã tham gia vào CLB Khởi nghiệp của Thành đoàn Hà Nội. 

28/07/2017
Ấn tượng Hợp tác xã Thanh niên khởi nghiệp ở Bắc Quang

BHG- Mặc dù còn khá mới mẻ, nhưng sự xuất hiện của Hợp tác xã (HTX) Thanh niên sản xuất hoa và rau an toàn thôn Thượng Mỹ, xã Việt Vinh (Bắc Quang) như minh chứng cho sự kết hợp ấn tượng. Giữa một xu hướng đang được nhiều bạn trẻ trên địa bàn tỉnh lựa chọn phát triển kinh tế (thành lập HTX) và một phong trào đang có sức lan tỏa (khởi nghiệp) để hình thành nên HTX Thanh niên khởi nghiệp (TNKN).

23/08/2017