Phát triển các mô hình "Thanh niên khởi nghiệp" ở Hoàng Su Phì

08:47, 12/07/2017

BHG - Những năm gần đây, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp và phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo của tuổi trẻ, trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì đã và đang xuất hiện nhiều mô hình đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) làm kinh tế giỏi, góp phần tạo việc làm ổn định, nâng cao thu nhập và thúc đẩy sự phát triển KT-XH tại địa phương.

Thực hiện chương trình hỗ trợ “Thanh niên khởi nghiệp” vươn lên làm giàu chính đáng, thời gian qua, tổ chức Đoàn, Hội các cấp trong huyện đã có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả giúp thanh niên lập thân, lập nghiệp như: Hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng CSXH với tổng số vốn nhận ủy thác là 49,3 tỷ đồng; tổ chức các lớp bồi dưỡng, tham quan tìm hiểu các mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả; tư vấn hướng nghiệp, dạy nghề, giải quyết việc làm... Đồng thời, vận động ĐVTN chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi sao cho phù hợp với thực tiễn của địa phương; khuyến khích các ĐVTN tham gia học tập, áp dụng KHKT vào sản xuất; tham gia xây dựng các mô hình phát triển kinh tế do ĐVTN làm chủ. Từ đó, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế của ĐVTN với thu nhập ổn định, tạo việc làm cho nhiều lao động tại chỗ.

Mô hình khởi nghiệp của anh Lù Văn Kim (người bên trái), thôn Ngài Trồ Thượng, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn được nhân rộng trong toàn xã Thàng Tín.
Mô hình khởi nghiệp của anh Lù Văn Kim (người bên trái), thôn Ngài Trồ Thượng, không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, mà còn được nhân rộng trong toàn xã Thàng Tín.

Khởi nghiệp với mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi của đoàn viên Lù Văn Kim, thôn Ngài Trồ Thượng (Thàng Tín), đến nay, mô hình phát triển kinh tế của anh Kim đang phát huy hiệu quả và là mô hình điểm cho các ĐVTN đến tham quan, học tập kinh nghiệm để nhân rộng trong toàn xã. Anh Kim chia sẻ: Nhận thấy cây mận máu, cây lê phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, năm 2014, anh quyết tâm đầu tư trồng hơn 2 ha cây mận máu và cây lê đường. Ngoài trồng cây ăn quả, anh còn kết hợp chăn nuôi. Để mô hình phát triển có hiệu quả, anh tích cực áp dụng KHKT để chăm sóc cây trồng, vật nuôi và học hỏi thêm kinh nghiệm từ những mô hình khác. Vì vậy, hiệu quả từ mô hình kinh tế của anh cho thu nhập trên 60 triệu đồng mỗi năm.

Đồng chí Triệu Tiến Quang, Bí thư Huyện đoàn chia sẻ: Để thu hút ĐVTN tham gia phát triển kinh tế, các cơ sở Đoàn đã tích cực triển khai phong trào “Thanh niên giúp nhau làm kinh tế giỏi” bằng các hoạt động xây dựng tổ, nhóm góp vốn, góp công lao động, hỗ trợ cây, con giống giúp nhau phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Đến nay, toàn huyện có trên 130 mô hình kinh tế do ĐVTN làm chủ, thuộc các nhóm trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ. Tiêu biểu là có hơn 30 mô hình làm kinh tế giỏi như: Mô hình nuôi trâu, lợn đen của anh Hầu Seo Dình và mô hình trồng cây xoan, cây ăn quả của anh Vù Seo Sấn tại xã Bản Péo cho thu nhập trên 50 triệu đồng/năm; mô hình trang trại nuôi cá Tầm của anh Xin Văn Vu, xã Nậm Ty cho thu nhập từ 70 -100 triệu đồng/năm; mô hình phát triển cửa hàng kinh doanh tạp hóa, sửa xe máy của anh Triệu Chàn On, xã Hồ Thầu cho thu nhập hàng năm trên 80 triệu đồng/năm; mô hình trồng thảo quả của DVTN các xã Túng Sán, Hồ Thầu, Nam Sơn, Nậm Khòa...

Cũng theo đồng chí Quang cho biết, thực tế trên địa bàn huyện còn khá đông ĐVTN chưa có việc làm ổn định, thu nhập thấp, trình độ nhận thức còn hạn chế... Để khắc phục tình trạng này cũng như đẩy mạnh phong trào hỗ trợ “Thanh niên khởi nghiệp” trong thời gian tới, các cấp đoàn trong huyện sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền về công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho ĐVTN, từ đó định hướng cho ĐVTN lựa chọn nghề nghiệp, việc làm phù hợp với năng lực, sở trường; tăng cường hỗ trợ, tạo điều kiện cho ĐVTN tiếp cận nguồn vốn vay từ các Ngân hàng và chuyển giao KHKT để phát triển kinh tế gia đình... Cùng với đó, các cơ sở đoàn chú trọng xây dựng các mô hình ĐVTN làm kinh tế giỏi, tổ chức tham quan, học tập mô hình để nhân rộng; phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm để ĐVTN có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp; phấn đấu đến năm 2020 sẽ hỗ trợ trên 100 mô hình “Thanh niên khởi nghiệp” thành công...

TIẾN LÂM


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Giàng Mí Sò vượt khó trên con đường lập thân, lập nghiệp

BHG- "Là một thanh niên biêu biểu của xã về vượt khó đi lên trong phát triển kinh tế gia đình. Với ý chí và nghị lực, anh đã vượt qua chính mình và trở thành tấm gương sáng cho nhiều thanh niên cùng lứa tuổi trong xã học tập và làm theo trên con đường lập thân, lập nghiệp...". Đó là lời nhận xét, đánh giá của anh Bùi Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Sủng Là về thanh niên Giàng Mí Sò, thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là (Đồng Văn). 

30/05/2017
Trần Xuân Hưởng xây dựng thành công Thương hiệu Mật ong Phong Hưởng

BHG- Trong thời gian qua, trên địa bàn thị trấn Đồng Văn (Đồng Văn) xuất hiện nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả trong các lĩnh vực, từ phát triển chăn nuôi bò, dê, ong, trồng ớt gió đến làm dịch vụ du lịch, kinh doanh buôn bán hàng tạp hóa, sản xuất vật liệu xây dựng do các đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) làm chủ. 

27/06/2017
Khởi nghiệp từ mô hình trồng Thảo quả gắn bảo vệ rừng

BHG- Sinh năm 1987 tại thôn Nấm Chanh, xã Nấm Dẩn (Xín Mần) đoàn viên Cu Seo Tỏa là một trong những thanh niên dân tộc Mông khởi nghiệp thành công trên quê hương với mô hình trồng Thảo quả gắn với bảo vệ rừng. Mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và có sức lan tỏa mạnh mẽ đối với nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) ở địa phương. 

27/04/2017
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng

BHG- Đó là anh La Văn Quyến, ở tổ 8, phường Quang Trung, thành phố Hà Giang: Từ hai bàn tay trắng đến làm chủ một xưởng cơ khí và một trang trại trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm ổn đinh cho nhiều lao động và trở thành hộ khá giả.

25/05/2017