Giàng Mí Sò vượt khó trên con đường lập thân, lập nghiệp

07:57, 30/05/2017

BHG- “Là một thanh niên biêu biểu của xã về vượt khó đi lên trong phát triển kinh tế gia đình. Với ý chí và nghị lực, anh đã vượt qua chính mình và trở thành tấm gương sáng cho nhiều thanh niên cùng lứa tuổi trong xã học tập và làm theo trên con đường lập thân, lập nghiệp...”. Đó là lời nhận xét, đánh giá của anh Bùi Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Sủng Là về thanh niên Giàng Mí Sò, thôn Đoàn Kết, xã Sủng Là (Đồng Văn).

Một góc cửa hàng tạp hóa của gia đình anh Giàng Mí Sò, thôn Đoàn kết, xã Sủng Là (Đồng Văn).
Một góc cửa hàng tạp hóa của gia đình anh Giàng Mí Sò, thôn Đoàn kết, xã Sủng Là (Đồng Văn).

Sinh năm 1988, học hết bậc THPT, anh Sò không thi vào các trường Đại học mà chọn Trường Cao đẳng Nghề Hà Giang - chuyên ngành Thú y theo học. Năm 2014, sau khi tốt nghiệp ra trường, tận dụng điều kiện đất đồi rộng, anh Sò đầu tư mua gần 10 con dê giống về nuôi. Lúc đầu đàn dê của anh phát triển ổn định, nhưng sau một thời gian nuôi, đàn dê xuất hiện những dấu hiệu bất thường do ốm, mắc bệnh lạ. Mặc dù anh đã cố gắng mời cả cán bộ Thú y huyện xuống kiểm tra, chữa trị; nhưng đàn dê vẫn cứ chết dần; đi cùng với đó là nguồn vốn của gia đình anh tích cóp đầu tư nuôi dê bấy lâu nay đang “không cánh mà bay”. Không lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong việc nuôi dê; anh Sò càng quyết tâm hơn. Với ý chí, thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thế hệ thanh niên “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”, chàng thanh niên Giàng Mí Sò quyết định chuyển hướng làm ăn, một mặt tiếp tục mua dê về nuôi, mặt khác anh chuyển sang nuôi gà đen.

Qua tìm hiểu nắm bắt thông tin và được biết tại Viện Chăn nuôi Việt Nam có bán loại gà đen giống. Tháng 4.2015, anh Sò đã liên lạc qua điện thoại và đặt mua 600 con gà đen giống. Qua thời gian ngắn nuôi cho thấy, loại gà đen này có ưu thế vượt trội về sức đề kháng dịch bệnh, là loại dễ nuôi không phải mất công chăm sóc nhiều. Do được học, đào tạo chuyên ngành Thú y cùng  sự cần mẫn, tỷ mỷ trong việc tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc, cách phòng, trừ dịch bệnh cho đàn gà. Sau một thời gian nuôi, đàn gà của gia đình anh phát triển nhanh, ổn định, mang lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình. Từ việc chăn nuôi gà, trừ chi phí mua cám, thuốc phòng bệnh, công chăm sóc; gia đình anh Sò đã để ra được khoảng trên 50 triệu đồng/năm. Không dừng lại ở đó, đầu năm 2016, nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch - dịch vụ tại địa phương,... anh  bàn với gia đình mở hướng sang đầu tư bán hàng tạp hóa, phân bón và thức ăn chăn nuôi và thuê thêm người mở dịch vụ làm cửa sắt, mái tôn.

Anh Sò tâm sự: Nếu cuộc sống cứ trông vào việc trồng trọt và chăn nuôi thì cũng chỉ ở mức đủ ăn và khá thôi chứ để làm giàu được thì khó; vì ở lĩnh vực này tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để đảm bảo cho cuộc sống ngày một sung túc hơn thì mình cần có sự thay đổi sao phù hợp với khả năng, năng lực của mỗi người. Việc học hàn xì, làm cửa sắt, mái tôn là do anh tự học qua một người bạn và làm dần thành quen. Điều đáng nói là, hiện toàn bộ số tiền anh đầu tư mở xưởng hàn xì, làm cửa sắt; mở cửa hàng bán hàng tạp hóa có giá trị lên tới trên 200 triệu đồng (chưa kể tiền làm nhà), nhưng anh vẫn chưa phải vay tiền ngân hàng.

Thành công của chàng thanh niên Giàng Mí Sò trên miền đá xám thực sự là tấm gương sáng, thể hiện ý trí, nghị lực vươn lên vượt qua chính mình để tự lập thân, lập nghiệp; anh đáng được biểu dương, khen ngợi. Hy vọng, ở xã Sủng Là và nhiều xã khác của huyện Đồng Văn, ngày càng có thêm những tấm gương như anh Sò, để cùng chung tay xây dựng huyện Đồng Văn ngày một giàu mạnh.

HOÀNG NGỌC


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thanh niên Quản Bạ xung kích khởi nghiệp

BHG - Thực hiện phong trào thanh niên xung kích phát triển KT – XH, thanh niên làm theo lời Bác; nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) ở huyện Quản Bạ đã chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới hướng làm ăn, tăng thu nhập cho gia đình và nhiều lao động, Trở thành tấm gương sáng cho nhiều bạn trẻ noi theo.  

29/03/2017
Khởi nghiệp từ mô hình trồng Thảo quả gắn bảo vệ rừng

BHG- Sinh năm 1987 tại thôn Nấm Chanh, xã Nấm Dẩn (Xín Mần) đoàn viên Cu Seo Tỏa là một trong những thanh niên dân tộc Mông khởi nghiệp thành công trên quê hương với mô hình trồng Thảo quả gắn với bảo vệ rừng. Mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và có sức lan tỏa mạnh mẽ đối với nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) ở địa phương. 

27/04/2017
Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng

BHG- Đó là anh La Văn Quyến, ở tổ 8, phường Quang Trung, thành phố Hà Giang: Từ hai bàn tay trắng đến làm chủ một xưởng cơ khí và một trang trại trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo việc làm ổn đinh cho nhiều lao động và trở thành hộ khá giả.

25/05/2017
Khởi nghiệp để hội nhập

BHG- Năng động, sáng tạo, nhạy bén với thị trường và chủ động "đặt mình" vào sự chuyển động của thời đại, đội ngũ thanh niên với hoạt động khởi nghiệp hiệu quả thời gian qua đang góp phần quan trọng cho quá trình hội nhập sâu rộng của tỉnh nhà hiện nay.

23/05/2017