Khởi nghiệp từ mô hình trồng Thảo quả gắn bảo vệ rừng

07:28, 27/04/2017

BHG- Sinh năm 1987 tại thôn Nấm Chanh, xã Nấm Dẩn (Xín Mần) đoàn viên Cu Seo Tỏa là một trong những thanh niên dân tộc Mông khởi nghiệp thành công trên quê hương với mô hình trồng Thảo quả gắn với bảo vệ rừng. Mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và có sức lan tỏa mạnh mẽ đối với nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) ở địa phương.

Đoàn viên Cu Seo Tỏa chăm sóc diện tích cây Thảo quả của gia đình.
Đoàn viên Cu Seo Tỏa chăm sóc diện tích cây Thảo quả của gia đình.

Xã Nấm Dẩn vốn được biết đến là vùng đất tập trung nhiều diện tích cây Thảo quả nhất của huyện Xín Mần, tổng diện tích Thảo quả toàn xã hiện có hơn 835 ha. Nhận thấy lợi ích về kinh tế của loại cây này và với tính siêng năng, vượt khó; đoàn viên Tỏa đã mạnh dạn đầu tư để phát triển diện tích Thảo quả của gia đình. Năm 2013, anh tự mình lên rừng tìm cây Thảo quả mọc tự nhiên và chăm sóc nhân rộng diện tích. Qua quá trình trồng Thảo quả, anh nhận thấy đây là loại cây phát triển nhanh, phù hợp với điều kiện tự nhiên và có giá trị kinh tế. Ban đầu, anh trồng được 1 ha Thảo quả, đến nay anh nhân rộng diện tích Thảo quả lên 5 ha. Với giá trị kinh tế mang lại, mỗi năm cho thu nhập gia đình trung bình 50 triệu đồng. Qua đó, giúp kinh tế gia đình anh từng bước được nâng cao. Đến nay, gia đình anh đã thoát nghèo và có kinh tế ổn định. Hiện, anh dự định trồng thêm khoảng 3 ha Thảo quả nữa.

Từ hiệu quả thiết thực, mô hình trồng Thảo quả của anh đã nhận được sự ủng hộ của chính quyền xã và nhiều ĐVTN trong thôn. Đến nay, đã thu hút được 16 thanh niên tham gia nhóm trồng Thảo quả gắn với bảo vệ rừng do anh Tỏa làm nhóm trưởng và diện tích Thảo quả đã tăng lên 20 ha mỗi năm cho thu nhập 300 triệu đồng.Có hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên việc sản phẩm tiêu thụ còn phụ thuộc nhiều vào giá cả thị trường. Giá cả bấp bênh, không ổn định nhiều thời điểm còn bị thương lái ép giá, nguyên nhân chính là do chưa có sự kết nối với các công ty, doanh nghiệp trong vấn đề bao tiêu, đảm bảo đầu ra sản phẩm cho người dân trồng Thảo quả. Mặt khác, với đặc điểm trồng ở vùng rừng sâu, dưới tán lá rừng, nơi có độ ẩm cao, đường giao thông vận chuyển gặp nhiều khó khăn công với việc chưa xây dựng được cơ sở chế biến sấy khô Thảo quả, nên nhiều năm qua người dân phải bán Thảo quả tươi với giá thấp hơn vì thế chưa nâng cao được giá thành sản phẩm.

Đoàn viên Cu Seo Tỏa cho biết: Hiện, khó khăn lớn nhất vẫn là thiếu nguồn vốn để mua cây giống và xây lò sấy Thảo quả. Để diện tích Thảo quả phát triển tốt, ĐVTN trong nhóm thường xuyên lên rừng chăm sóc, như: Phát cây cỏ, dọn sạch xung quanh gốc bảo vệ mầm Thảo quả không bị hư hỏng với các loại lá, cành cây rụng. Sau mỗi đợt thu hoạch, ĐVTN tiến hành chặt bỏ những gốc cây già và tiến hành trồng dặm cây bị chết.

Hiện sản lượng Thảo quả ở xã Nấm Dẩn càng ngày càng lớn, để mô hình khởi nghiệp của ĐVTN có hiệu quả cao, cần thiết cần có sự chung tay của các cấp, các ngành. Đầu năm 2017, huyện Xín Mần đã hỗ trợ cho Chi đoàn thôn Nấm Chanh 30 triệu đồng để hỗ trợ phát triển sản xuất. Anh Tỏa cho biết thêm: Số tiền được hỗ trợ, Chi đoàn sẽ xây dựng lò sấy ngay tại địa điểm trồng Thảo quả để thuận lợi cho công tác chế biến và giảm bớt khó khăn trong quá trình vận chuyển.

Mô hình Thảo quả gắn với bảo vệ phát triển rừng được Huyện đoàn giới thiệu tại diễn đàn khởi nghiệp của huyện Xín mần năm 2017 và đã nhận được sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh, huyện và các tổ chức trên địa bàn.

VĂN LONG


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thanh niên Quản Bạ xung kích khởi nghiệp

BHG - Thực hiện phong trào thanh niên xung kích phát triển KT – XH, thanh niên làm theo lời Bác; nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) ở huyện Quản Bạ đã chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo, mạnh dạn đổi mới hướng làm ăn, tăng thu nhập cho gia đình và nhiều lao động, Trở thành tấm gương sáng cho nhiều bạn trẻ noi theo.  

29/03/2017
Thanh niên Yên Minh cần định hướng và động lực khởi nghiệp

BHG- Tính đến ngày 31.12.2016, toàn huyện Yên Minh có 13.134 đoàn viên, thanh niên (ĐVTN), trong đó có gần 4.400 đoàn viên. Có tới một nửa số ĐVTN là con em hộ nghèo hoặc là chủ hộ nghèo. Theo thống kê của Huyện đoàn Yên Minh, toàn huyện chỉ có 12 mô hình kinh tế của ĐVTN là đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Nhìn vào con số này, có thể thấy ĐVTN ở Yên Minh đang rất cần định hướng và động lực để xây dựng các mô hình kinh tế khởi nghiệp.

23/03/2017
Chàng trai khởi nghiệp từ đam mê thời thơ ấu

BHG- Lúc nhỏ rong ruổi cùng mẹ khắp các chợ để bán gà, vịt; không biết từ bao giờ, anh đã mong muốn có một trang trại chăn nuôi cho riêng mình. Sinh năm 1994, anh Nguyễn Văn Huấn ở thôn Tân Thành, xã Phương Độ, T.p Hà Giang vừa nhận Bằng tốt nghiệp Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam;  do điều kiện gia đình khó khăn, anh quyết tâm trở về quê hương thực hiện ước mơ lúc nhỏ. 

21/04/2017
KHỞI NGHIỆP

LTS:  Phát huy nội lực để phát triển KT – XH, đưa tỉnh ta thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn là một chủ trương lớn của tỉnh, đã và đang được cụ thể hóa bằng nhiều chương trình hành động, trong đó có chương trình KHỞI NGHIỆP. Từ tháng ba này, Báo Hà Giang mở chuyên mục KHỞI NGHIỆP nhằm tuyên truyền sâu rộng, cổ vũ kịp thời, góp phần cho KHỞI NGHIỆP thành công. Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

21/03/2017