Nghị quyết của Chính phủ hỗ trợ người dân bị thiệt hại nhà ở do thiên tai

15:25, 06/11/2020

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 165/NQ-CP ngày 5/11/2020 về việc hỗ trợ kinh phí khắc phục thiệt hại nặng về nhà ở do thiên tai gây ra trong tháng 10/2020 trên địa bàn một số địa phương miền Trung và Tây Nguyên.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc động viên bà con xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam đoàn kết, giúp đỡ, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, sớm trở lại cuộc sống bình thường sau thiên tai. Ảnh VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc động viên bà con xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam đoàn kết, giúp đỡ, hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn, sớm trở lại cuộc sống bình thường sau thiên tai. Ảnh VGP/Quang Hiếu

Theo đó, thực hiện hỗ trợ các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên chịu tác động nghiêm trọng bởi thiên tai gây ra trong tháng 10/2020, gồm: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum để kịp thời khắc phục thiệt hại về nhà ở của người dân do thiên tai gây ra, nhanh chóng ổn định đời sống cho người dân, đảm bảo trật tự xã hội.

Về nội dung hỗ trợ, Nghị quyết nêu rõ: Hỗ trợ các hộ gia đình có nhà ở bị đổ, sập, trôi, hư hỏng nặng do thiên tai gây ra trong tháng 10/2020 như sau:

Đối với nhà bị sập, đổ, trôi hoàn toàn: Ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 40 triệu đồng/hộ.

Đối với nhà bị hư hỏng nặng: Ngân sách trung ương hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ.

Căn cứ mức độ thiệt hại về nhà ở và mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương, các địa phương chủ  động sử dụng ngân sách của mình và huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để quyết định mức hỗ  trợ cho các hộ dân cho phù hợp.

Trình tự, thủ tục hỗ trợ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các văn bản hướng dẫn.

Hỗ trợ phải kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch

Nghị quyết cũng nêu rõ: Ưu tiên dành nguồn lực ngân sách nhà nước, trong đó chủ yếu là ngân sách trung ương và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác để hỗ trợ người dân xây dựng, sửa chữa, cải tạo nhà ở bị sập, trôi, hư hỏng nặng.

Việc hỗ trợ phải đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch; tránh trục lợi chính sách; không hỗ trợ đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ.

Các địa phương khác có người dân chịu thiệt hại về nhà ở do thiên tai, thực hiện hỗ trợ người dân theo chế độ quy định tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội; ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương này theo quy định tại quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai.

Chính phủ giao Chủ tịch UBND cấp tỉnh của các địa phương nêu trên tổ chức rà soát, thống kê và phân loại mức độ thiệt hại về nhà ở của người dân trên địa bàn, báo cáo Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định mức kinh phí hỗ trợ từ ngân sách trung ương; chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của số liệu báo cáo và việc triển khai thực hiện chính sách theo Nghị quyết này. Thời gian rà soát báo cáo về Bộ Tài chính, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai thực hiện trước ngày 20/11/2020. Quá thời hạn trên, các địa phương có trách nhiệm bố trí ngân sách địa phương để thực hiện chính sách, ngân sách trung ương không hỗ trợ.

Theo chinhphu.vn


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Một số chính sách nổi bật có hiệu lực tháng 9/2020

Đăng ký khai sinh muộn không còn bị phạt; Tăng mạnh mức phạt với người ngoại tình; Phạt đến 30 triệu đồng nếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch giả tạo; Trạm thu giá trở lại tên gọi "Trạm thu phí"... là một số quy định nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2020.

 

31/08/2020
Hàng loạt qui định quan trọng có hiệu lực từ tháng 8/2020

Chỉ 4 trường hợp CSGT được dừng phương tiện; Cấp biển số màu vàng cho xe kinh doanh vận tải… là những chính sách nổi bật sẽ có hiệu lực từ tháng 8/2020.

31/07/2020
Nhiều chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 10.2020

Tháng 10 này, nhiều chính sách quan trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân như người dùng được chủ động ngăn chặn tin nhắn rác, cuộc gọi rác; thêm nhiều công việc yêu cầu nghiêm về an toàn lao động; bán hàng xách tay có thể bị phạt đến 200 triệu đồng...sẽ chính thức có hiệu lực.

30/09/2020
Đề xuất nghỉ 7 ngày dịp Tết Nguyên đán 2021 Tân Sửu

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) vừa có Tờ trình Chính phủ về việc nghỉ Tết Âm lịch và Quốc khánh trong năm 2021. Trong đó, tổng số ngày nghỉ chính và nghỉ bù trong dịp Tết Nguyên đán là 7 ngày.

 

29/10/2020