Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững góp phần thay đổi đời sống người dân

15:15, 27/05/2020

BHG - Tỉnh ta là một trong những địa phương gặp nhiều khó khăn trên bước đường phát triển KT-XH; nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy, chính quyền; sự ủng hộ, chung tay của các doanh nghiệp, tổ chức,… giai đoạn 2016 - 2020, toàn tỉnh giảm 33.163 hộ nghèo; tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 43,65% xuống còn 22,53%, giảm 21,12% so với đầu năm 2016…

Khánh thành nhà ở cho cựu chiến binh Vàng Quáng Phù, thôn Tà Chải, xã Bản Máy (Hoàng Su Phì).
Khánh thành nhà ở cho cựu chiến binh Vàng Quáng Phù, thôn Tà Chải, xã Bản Máy (Hoàng Su Phì).

Xác định giảm nghèo là mục tiêu được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách phát triển KT-XH, tỉnh đã ban hành chương trình hành động và kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn. UBND tỉnh đã ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, căn cứ vào các nội dung trong Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững (GNBV) của tỉnh; các huyện, thành phố đã tiến hành thành lập, kiện toàn Ban Chỉ đạo (BCĐ) giảm nghèo đồng thời ban hành quy chế làm việc và phân công trách nhiệm cụ thể cho các thành viên. Xây dựng, ban hành các nghị quyết chuyên đề; các chương trình, kế hoạch, đề án về chương trình GNBV của địa phương.

Từ nguồn lực đầu tư thực hiện Chương trình GNBV trong giai đoạn 2016 – 2020, tỉnh ta có tổng nguồn vốn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực thực hiện được 8.225.928 triệu đồng. Ước thực hiện toàn tỉnh giảm 33.163 hộ nghèo, tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 43,65% xuống còn 22,53%, giảm 21,12% so với đầu năm 2016; trong đó, 6 huyện nghèo có tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 64,03% xuống còn 34%, giảm 30,03% so với đầu năm 2016; đạt mục tiêu của nghị quyết đề ra. Thu nhập bình quân đầu người đạt 22,8 triệu đồng; tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng lên 52,6%/55%; trong đó, lao động qua đào tạo nghề đạt 42,8%/45%...

Giám đốc Sở Lao động - TBXH Sùng Đại Hùng, cho biết: “Các ban ngành, đoàn thể, địa phương không chỉ hỗ trợ về vốn, mà còn theo sát từng hộ trong quá trình sử dụng vốn; nhằm giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững. Nhiều đơn vị không trao vốn mà trực tiếp mua cây, con giống hoặc phương tiện sản xuất cho hộ nghèo. Ngoài ra, tỉnh còn chú trọng việc tuyên truyền, động viên, khích lệ; nhằm giúp hộ nghèo nâng cao ý thức tự vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào nhà nước và địa phương”.

Trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách và nghị quyết về chương trình GNBV; nhiều đơn vị đã có cách làm hay, tích cực; đem lại hiệu quả rõ rệt, như: Hội Nông dân; Hội Phụ nữ; Hội Cựu chiến binh tỉnh đã tích cực vận động các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi hỗ trợ thiết thực cho trên 72.300 lượt hộ nghèo về vốn sản xuất, cây, con giống, kinh phí, kinh nghiệm sản xuất với trị giá hơn 15 tỷ đồng và giúp được gần 5.500 hộ thoát nghèo. Hội Phụ nữ tỉnh làm tốt công tác vận động, tuyên truyền hội viên giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, giúp đỡ ngày công lao động, cây con giống…

Cùng với đó, hưởng ứng Chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo – không để ai bị bỏ lại phía sau”, LĐLĐ tỉnh đã phát động trong công nhân, viên chức, người lao động trên địa bàn chung tay ủng hộ, kết nối các nhà từ thiện giúp đỡ xã nghèo, hộ nghèo, như: Xây dựng điểm trường, nhà công vụ, nhà văn hóa thôn, đường giao thông nông thôn, đồ dùng thiết yếu cho hộ nghèo với kinh phí trên 11 tỷ đồng; Ủy ban MTTQ tỉnh triển khai Cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”, thu được gần 14 tỷ đồng, tặng hơn 25.800 suất quà cho hộ nghèo, hộ bị thiên tai; hỗ trợ làm nhà mới và sửa chữa được gần 200 nhà Đại đoàn kết. 6 huyện nghèo của tỉnh tiếp tục vận động các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong, ngoài tỉnh hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho xã, thôn và hộ nghèo. Đặc biệt, việc vận động được Tập đoàn Công nghiệp Than – khoáng sản Việt Nam nhận trên 1.000 lao động của tỉnh vào đào tạo nghề và làm việc với thu nhập ổn định tại Tập đoàn… Về chính sách nhà ở, BCĐ tỉnh xác định đây là nhu cầu mang tính cấp bách; đòi hỏi các địa phương phải chủ động, vận động nguồn lực để hỗ trợ, nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về nhà ở cho hộ nghèo. Trong giai đoạn 2011 – 2015 đã hỗ trợ được 1.254 hộ, với tổng số kinh phí gần 31.300 triệu đồng vay từ Ngân hàng CSXH. Ngoài ra, từ nguồn hỗ trợ của các hội, đoàn thể, tổ chức, cá nhân, Quỹ “Ngày vì người nghèo”, doanh nghiệp đã hỗ trợ xóa nhà tạm và sửa chữa nhà cho gần 1.000 hộ nghèo và hội viên. Tháng 8.2019, thực hiện chương trình hỗ trợ nhà ở từ nguồn xã hội hóa cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh; đến thời điểm hiện nay, toàn tỉnh đã có 2.330 hộ được triển khai xây dựng nhà ở với tổng số tiền trên 108 tỷ đồng. Ngoài ra, các huyện, ngành đã vận động nguồn lực và triển khai hỗ trợ cho trên 200 hộ nghèo, ước tổng số hộ được hỗ trợ cả giai đoạn là 5.455 hộ.

Có thể nói, kết quả thực hiện Chương trình MTQG GNBV của tỉnh đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất, nâng cao khả năng tiếp cận và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường; góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Với sự nỗ lực vào cuộc của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng sự đồng thuận vươn lên của nhân dân; nhiều hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đã có cuộc sống tốt hơn, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.

Bài, ảnh: TRÂM ANH


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định hỗ trợ ngân sách địa phương trong phòng, chống Covid-19

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 437/QĐ-TTg về nguyên tắc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương trong phòng, chống dịch COVID-19.

30/03/2020
Điều kiện, thủ tục hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch COVID-19

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

26/04/2020
Các trường hợp sẽ bị tinh giản biên chế công chức, viên chức cần lưu ý

Đối với công chức, viên chức không đạt chuẩn chuyên môn theo quy định hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong nhiều năm thì có thể bị xem xét đưa vào diện tinh giản biên chế.

 
26/02/2020
Đề án 1956 góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Xuân 2020 - Thực hiện Đề án "Đào tạo nghề (ĐTN) cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020" theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg, huyện Bắc Mê đã có nhiều cách làm hay, thiết thực, đưa ra nhiều mô hình dạy nghề với những hình thức phù hợp từng bước góp phần nâng cao chất lượng lao động nông thôn.

24/01/2020