Chính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

14:56, 28/06/2019

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg, ngày 27.6.2019 về cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Theo chính sách, Nhà nước hỗ trợ người chăn nuôi, hộ nông dân, chủ trang trại, gia trại, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực chăn nuôi (cơ sở chăn nuôi) có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn Châu Phi với mức cụ thể sau: Đối với lợn con, lợn thịt các loại, Nhà nước hỗ trợ 25.000 đồng/kg lợn hơi. Đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác được hỗ trợ 30.000 đồng/kg lợn hơi.

Các cơ quan chức năng cân lợn trước khi tiêu hủy để có chính sách hỗ trợ người dân.
Các cơ quan chức năng cân lợn trước khi tiêu hủy để có chính sách hỗ trợ người dân.

Hỗ trợ doanh nghiệp chăn nuôi nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 4/2017/QH14 ngày 12/6/2017 (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn) có lợn buộc phải tiêu hủy do bệnh dịch tả lợn Châu Phi với mức hỗ trợ như sau: Đối với lợn con, lợn thịt các loại hỗ trợ 8.000 đồng/kg lợn hơi. Đối với lợn nái, lợn đực đang khai thác được hỗ trợ 10.000 đồng/kg lợn hơi. Mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp tối đa không quá 30% số lỗ do dịch bệnh sau khi đã sử dụng các quỹ dự phòng và tiền bồi thường bảo hiểm (nếu có).

Còn doanh nghiệp nhỏ và vừa theo tiêu chí quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 4/2017/QH14 ngày 12/6/2017 (không bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa là công ty con hoặc là công ty có vốn cổ phần chi phối của doanh nghiệp lớn) và chủ hộ nuôi giữ lợn giống cụ kỵ, ông bà được hỗ trợ với mức 500.000 đồng/con lợn đến ngày 31/12/2019 nhằm nâng cao các biện pháp an toàn sinh học, sát trùng tiêu diệt các loại mầm bệnh bảo đảm duy trì đàn lợn giống phục vụ tái đàn khi kiểm soát được dịch bệnh.

Nguyên tắc, trình tự, thủ tục hỗ trợ được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 2/2017/NĐ-CP ngày 9/1/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Theo Quyết định, các tỉnh miền núi, Tây Nguyên, Ngân sách trung ương hỗ trợ 80% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ thiệt hại.

Đối với các tỉnh còn lại, các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương từ 50% trở lên thì chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương để thực hiện.

Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50% thì ngân sách trung ương hỗ trợ 50% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Còn các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách còn lại thì ngân sách trung ương hỗ trợ 70% phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Quyết định nêu rõ, các địa phương huy động thêm tối đa 70% Quỹ dự trữ tài chính cấp tỉnh để hỗ trợ thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi. Trường hợp các địa phương có mức độ thiệt hại lớn, nếu phần ngân sách địa phương đảm bảo vượt quá nguồn lực của địa phương (gồm 50% nguồn dự phòng ngân sách địa phương (bao gồm cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã) và 70% Quỹ dự trữ tài chính địa phương, ngân sách trung ương sẽ bổ sung thêm phần chênh lệch vượt quá nguồn lực của địa phương để các tỉnh, thành phố có đủ nguồn để thực hiện).

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức hỗ trợ kinh phí trong phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi tại địa phương mình quản lý.

>> Quyết định số 793/QĐ-TTg

Theo: chinhphu.vn

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đại biểu Quốc hội: 'Đến năm 2021 mới tăng tuổi nghỉ hưu là hơi muộn'

Ông Đinh Văn Nhã cho rằng một quốc gia sớm có chiến lược tăng tuổi nghỉ hưu sẽ tránh được sự điều chỉnh gây sốc. Chiều 29/5, thảo luận tại tổ về dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với đề xuất của Chính phủ về tăng tuổi nghỉ hưu. Ông Đinh Văn Nhã - Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách nói, việc tăng tuổi nghỉ hưu là chiến lược chung của nhiều quốc gia trên thế giới mà không phân biệt nước giàu hay nghèo. Và để thực hiện chiến lược này, các nước thường đề ra lộ trình tăng dần trong nhiều năm...

30/05/2019
"Đòn bẩy" giúp hộ nghèo dân tộc thiểu số vươn lên

BHG - Một trong những động lực quan trọng giúp các hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo chính là nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước để phát triển sản xuất. Trong đó, Quyết định số 2085, ngày 31.10.2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển KT – XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 – 2020 được xem như "đòn bẩy" giúp đồng bào vươn lên ổn định đời sống.

 

25/06/2019
Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông quốc gia 2019

Có một số trường hợp được miễn thi tất cả các bài thi trong kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia năm 2019. Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, để được xét công nhận tốt nghiệp Trung học Phổ thông và làm căn cứ tuyển sinh Đại học, Cao đẳng năm 2019, các thí sinh học chương trình giáo dục Trung học Phổ thông bắt buộc phải tham dự kỳ thi Trung học Phổ thông quốc gia do Bộ tổ chức và hoàn thành tất cả các môn thi theo quy định...

25/05/2019
Hỗ trợ trên 800 triệu đồng và trên 43 tấn gạo cho thí sinh tham dự Kỳ thi THPT Quốc gia

BHG - Theo Nghị định 116/NĐ-CP ngày 18.7.2016 của Chính phủ quy định về "Chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn", trong năm học, mỗi học sinh thuộc đối tượng chính sách được hỗ trợ tiền ăn mỗi tháng bằng 40% mức lương cơ sở và 15 kg gạo và được hưởng không quá 9 tháng/năm học/học sinh. Với sự quan tâm của tỉnh, sau khi kết thúc năm học 2018 – 2019...

20/06/2019