Động lực cho người dân Bắc Mê phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa
BHG- Xác định các chính sách được quy định trong Nghị quyết 209/2015/NQ-HĐND ngày 10.12.2015 của HĐND tỉnh (Nghị quyết 209) chính là động lực mạnh mẽ để nhân dân trên địa bàn phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa; nên trong thời gian qua, UBND huyện Bắc Mê đã và đang tích cực đẩy mạnh tiến độ thực hiện các nội dung của nghị quyết. Trong đó, tập trung xác định rõ công tác tuyên truyền; triển khai đăng ký vay vốn; tổng hợp nhu cầu vay vốn; đẩy nhanh tiến độ thẩm định và giải ngân; giao trách nhiệm cụ thể cho các ngành chức năng, UBND các xã, thị trấn để triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, giao cho ngành chức năng trích các nội dung chính sách trong nghị quyết phù hợp với thực tiễn địa bàn và đựơc in trên giấy để các xã, thị trấn niêm yết tại trụ sở xã, thôn và các điểm trường; thành lập Tổ thẩm định vay vốn và ban hành các văn bản triển khai thực hiện khác. Đến nay, 13/13 xã, thị trấn đều triển khai tuyên truyền các nội dung chính sách theo Nghị quyết 209 đến toàn bộ các thôn, bản để nhân dân nắm bắt kịp thời và thực hiện đăng ký vay vốn.
Tổ thẩm định vay vốn kiểm tra tại thôn Bản Loòng, xã Đường Âm (Bắc Mê). |
Theo số liệu tổng hợp của UBND huyện Bắc Mê đến thời điểm hiện tại, toàn huyện đã có trên 1.336 hồ sơ đăng ký vay vốn với tổng kinh phí đăng ký vay vốn trên 110,6 tỷ đồng. Trong đó: Đăng ký vay chăn nuôi trâu, bò 109,8 tỷ đồng; thâm canh chè 315 triệu đồng; nuôi ong 260 triệu đồng; xây dựng chuồng trại 200 triệu đồng. Thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Huyện ủy, UBND huyện tập trung chỉ đạo thẩm định và tổ chức giải ngân tại 3 xã: Minh Ngọc, Đường Âm và Đường Hồng. Tổng số tổ chức, cá nhân đăng ký vay vốn tại 3 xã trên là 279 hồ sơ; qua rà soát, có 142 hồ sơ đang có dư nợ tại Ngân hàng CSXH, còn 137 hộ UBND huyện đã chỉ đạo và giao cho Tổ thẩm định tiến hành thẩm định và giải ngân theo quy định. Theo chân các thành viên Tổ thẩm định vay vốn Nghị quyết 209 trong một ngày thẩm định các hồ sơ vay vốn tại xã Đường m mới thấu hiểu được những gian nan trong quá trình thực hiện thẩm định các hồ sơ. Anh Nguyễn Đức Thủy, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Bắc Mê, Tổ trưởng tổ thẩm định chia sẻ: Các thành viên trong Tổ thẩm định hồ sơ vay vốn gồm đại diện Phòng NN&PTNT, Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng CSXH và UBND các xã, thị trấn. Với số lượng hồ sơ lớn như vậy, việc đến từng hộ để tiến hành thẩm định, xác minh kỹ càng nhất các điều kiện để tiến hành vay vốn trên một địa bàn rộng cần rất nhiều thời gian, vì vậy, tiến độ thẩm định các hồ sơ diễn ra với tốc độ khá chậm.
Sau quãng đường gập ghềnh khoảng 3 cây số, chúng tôi đến thẩm định các điều kiện vay vốn tại gia đình anh Nguyễn Đức Hải, thôn Bản Loòng, xã Đường m. Anh Hải cho biết: Gia đình tôi hiện đang nuôi giẽ đàn bò 12 con, trong đo, có 3 con của gia đình; vì vậy, gia đình tôi đã đăng ký vay 100 triệu đồng để mua lại đàn bò, tập trung vào chăm sóc. Với 4 lao động chính, có diện tích để chăn thả; với trên 1 ha cỏ voi, chuồng trại cũng đã được xây dựng kiên cố, nếu được giải ngân cùng với những chính sách trong Nghị Quyết 209 thì đây sẽ là nguồn động lực to lớn để gia đình tôi tập trung vào chăm sóc đàn bò, phát triển kinh tế.
Gia đình anh Hoàng Văn Minh, xã Đường Hồng (Bắc Mê) nuôi ong với số tiền vay từ Nghị quyết 209 đã cho thu hoạch. |
Trên địa bàn huyện Bắc Mê, số hộ đã được giải ngân đến nay là 8 hô, với số kinh phí 800 triệu đồng. Trong đó, có 5 hộ vay vốn nuôi trâu, bò với số tiền 500 triệu đồng; vay nuôi ong 3 hộ với số tiền 300 triệu đồng. Ông Hoàng Văn Yên, ở thôn Nà Nưa 2, xã Đường Hồng; một trong những hộ đã được giải ngân cho biết: Để sử dụng số tiền vay từ Nghị quyết 209 một cách hiệu quả, gia đình bán 2 con bò được 35 triệu đồng để mua 5 con trâu; hiện, đàn trâu đều khỏe mạnh và phát triển ổn định, tin tưởng rằng sau 3 năm, tôi có thể hoàn lại nguồn vốn vay và để ra một số tiền lãi nhất định.
Theo nhận định của huyện Bắc Mê trong thời gian tới, số lượng các cá nhân và tập thể có nhu cầu vay vốn có thể tiếp tục gia tăng; có thể chứng minh được những động lực của Nghị quyết 209 đối với việc phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tại địa phương. Vì vậy, đặt ra những yêu cầu cho cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, đôn đốc các cá nhân, tổ chức được vay vốn thực hiện các nội dung theo phương án sản xuất; theo dõi, tổng hợp về hiệu quả sử dụng vốn vay đảm bảo đúng mục đích.
ĐẠI TÂM
Ý kiến bạn đọc