Nông nghiệp Mèo Vạc từng bước chuyển mình

08:19, 17/12/2018

BHG - Xác định Tái cơ cấu nông nghiệp gắn xây dựng Nông thôn mới có vai trò quan trọng trong lộ trình phát triển KT – XH, giúp nhân dân giảm nghèo, huyện Mèo Vạc đã tập trung phát triển chăn nuôi bò, ong, lợn, trồng cỏ, lúa và đậu tương; xây dựng các kế hoạch sát với thực tế địa phương, như: Thụ tinh nhân tạo cho bò, lợn; chuyển đổi diện tích đất trồng ngô sang trồng cỏ; phát triển gia trại chăn nuôi; mở rộng diện tích cây Bạc hà…

Mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp của HTX Tuấn Dũng đang phát huy hiệu quả.
Mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp của HTX Tuấn Dũng đang phát huy hiệu quả.

Sau 3 năm, sản xuất nông nghiệp của huyện Mèo Vạc phát triển ổn định và có bước tăng trưởng khá; cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng; giá trị chăn nuôi tăng, chiếm 45,46% cơ cấu ngành. Đàn trâu, bò tăng trưởng bình quân 4 – 5%/năm, góp phần tăng thu nhập cho người dân. Các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tiếp tục được triển khai tích cực, hiệu quả; từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung; tiến bộ khoa học, kỹ thuật được ứng dụng vào chăn nuôi như: Xây dựng chuồng trại có xử lý chất thải bảo vệ môi trường, sử dụng đệm lót sinh học, bể bioga; công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc được quan tâm.

Chăn nuôi lợn đen mang lại giá trị kinh tế cho gia đình anh Vầy Văn Tinh, xã Sủng Trà.
Chăn nuôi lợn đen mang lại giá trị kinh tế cho gia đình anh Vầy Văn Tinh, xã Sủng Trà.

Đồng chí Lý Xuân Rắng, Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Mèo Vạc cho biết: Khó khăn lớn nhất là nhận thức của người dân còn hạn chế, chưa chủ động; nguồn lực đầu tư của Nhà nước và nhân dân còn ít; thiên tai liên tiếp xảy ra; chưa nhân rộng mô hình hiệu quả vào sản xuất đại trà; việc khai thác lợi thế của địa phương còn hạn chế; đầu ra của sản phẩm không ổn định; chưa có sự liên kết giữa nhà sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Công tác tham mưu của ngành chuyên môn chưa kịp thời; việc triển khai thực hiện của các xã, thị trấn chưa thực sự chủ động, quyết liệt.

Xác định mục tiêu đến năm 2020, huyện phát triển 230 ha lúa Khẩu Mang, 110 ha lúa DS1, năng suất đạt 59 tạ/ha; diện tích cây đậu tương 3.600 ha, năng suất đạt 12 tạ/ha; phát triển đàn bò trên 33.800 con; đàn trâu gần 4 nghìn con; phát triển đàn lợn đạt trên 46 nghìn con; đàn ong đạt 20 nghìn tổ, sản lượng mật ong đạt 140 nghìn lít… huyện Mèo Vạc đang chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án, đề án triển khai thực hiện, đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra.

Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc Nguyễn Cao Cường, cho biết: Để hoàn thành mục tiêu đặt ra, huyện xác định công tác tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ hàng đầu, nhằm tạo sự đồng thuận trong cả hệ thống chính trị; thay đổi nhận thức, tư duy, tập quán sản xuất từ nhỏ lẻ, truyền thống sang phát triển nông nghiệp hàng hóa. Trong đó, tập trung chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi; đẩy mạnh chuyển đổi mục đích sử dụng ruộng đất, phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực; liên kết trong sản xuất, xã hội hóa đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục cho thuê, góp đất nông nghiệp để phát triển sản xuất quy mô lớn.

Cùng với đó, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ; huy động sự tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt là HTX, doanh nghiệp vào hoạt động khoa học công nghệ. Nghiên cứu, ứng dụng các quy trình, kỹ thuật tiên tiến, đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Xây dựng mô hình chuyển giao ứng dụng KHKT mới, có hiệu quả kinh tế cao để nhân rộng, nhất là các mô hình sản xuất rau, chăn nuôi an toàn theo hướng VietGAP. Mặt khác, huyện chú trọng phát triển các loại hình kinh tế hợp tác; đổi mới và nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất; đánh giá hiệu quả hoạt động của các HTX, Tổ hợp tác hiện có và tuyên truyền, khuyến khích thành lập mới HTX, tổ đội sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi.

“Nhiệm vụ huyện xác định vừa trước mắt, vừa lâu dài đó là thay đổi mô hình kinh tế nhỏ lẻ sang quy mô trang trại, gia trại, kinh tế tập thể với nòng cốt là HTX để liên kết trong chuỗi giá trị, nhất là khâu thu mua, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm hàng hóa; đăng ký thương hiệu, Chỉ dẫn địa lý; tiếp tục tìm kiếm thị trường; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại” - Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc, Nguyễn Cao Cường cho biết thêm.

Bài, ảnh:  KIM TIẾN


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tạo động lực phát triển miền cực Bắc Tổ quốc: Kỳ cuối - "Trái ngọt đầu mùa"

BHG - 2018 - năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Nhìn lại những cách làm và kết quả đạt được, chúng ta thêm hy vọng về gam màu tươi sáng của nền kinh tế. Tại Hội nghị Sơ kết giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh diễn ra trong tháng 9 vừa qua, Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh nhấn mạnh: Nửa nhiệm kỳ qua, BTV Tỉnh ủy, BCH Đảng bộ tỉnh đã đoàn kết, năng động, sáng tạo trong ban hành nghị quyết, cơ chế, chính sách và quyết liệt lãnh, chỉ đạo tổ chức thực hiện. Nhờ đó, đã đạt được những kết quả tích cực, toàn diện trong các lĩnh vực của đời sống, an sinh xã hội được đảm bảo, an ninh – quốc phòng ổn định, trật tự an toàn xã hội giữ vững…

 

16/11/2018
Tạo động lực phát triển miền cực Bắc Tổ quốc: Kỳ đầu - Nhận diện "nút thắt"

BHG - Đảng bộ tỉnh ta đã trải qua 16 kỳ Đại hội; qua từng năm, nền KT - XH có chuyển biến rõ nét, cuộc sống người dân ngày càng nâng lên, bộ mặt nông thôn đổi thay từng ngày. Nhưng đến nay, tỉnh ta vẫn còn rất nhiều khó khăn và câu hỏi: Làm thế nào để tạo động lực phát triển đang được Đảng bộ tỉnh đặc biệt quan tâm, tìm lời giải hiệu quả nhất. Là một tỉnh biên giới, cực Bắc Tổ quốc với vô vàn những khó khăn, nhưng tỉnh ta cũng có nhiều tiềm năng, lợi thế như: Đường biên giới tiếp giáp nước bạn Trung Quốc dài hơn 270 km...

15/11/2018
Phát triển theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, đưa chè Hà Giang vươn tầm

BHG - Tỉnh ta hiện có trên 20.626 ha chè, trong đó diện tích cho thu hoạch gần 18.232 ha; sản lượng đạt 67.532 tấn/năm. Con số này đã đưa Hà Giang trở thành địa phương có sản lượng chè đứng thứ 3 cả nước. Chè là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh và hơn cả, với lợi thế của vùng chè truyền thống, với sự đầu tư, phát triển theo hướng VietGAP, hữu cơ đã góp phần đưa danh tiếng chè Hà Giang ngày càng vươn xa.

 

13/12/2018
Nông nghiệp Yên Minh sau hơn 2 năm tái cơ cấu

BHG -  "Nông nghiệp của huyện Yên Minh đã có chuyển biến rõ nét, sản xuất chuyển dịch đúng hướng, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm; chăn nuôi phát triển mạnh, dần chuyển từ nông hộ, quy mô nhỏ sang hình thức gia trại, trang trại sản xuất hàng hóa; một số vùng sản xuất tập trung các loại cây, con thế mạnh đang được hình thành… góp phần đáng kể vào công tác giảm nghèo trên địa bàn" - Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Minh Phạm Xuân Diệu khẳng định.

 

10/12/2018