"Không có kiểm tra, giám sát thì coi như không có lãnh đạo" (Tiếp theo kỳ trước)

18:01, 21/09/2018

BHG - Ngay từ đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác đã cho thành lập cơ quan Thanh tra Chính phủ. Câu chuyện lập Thanh tra Chính phủ cũng rất độc đáo. Bác bảo cơ quan Thanh tra chỉ cần 2 người, một già, một trẻ. Già, Bác chọn cụ Bùi Bằng Đoàn, một người liêm khiết, cương trực, tài cao đức trọng, được dân tin tưởng. Trẻ, Bác chọn Nhà thơ Huy Cận (khi đó mới 25 tuổi) để theo cụ Bùi Bằng Đoàn học hỏi cũng như đào tạo. Bác dặn Nhà thơ Huy Cận – Chú đi giúp cụ Đoàn một vài việc, cái chính là học đức, học tài của cụ Đoàn để sau này có điều kiện phát triển. Riêng với Thanh tra Chính phủ thì Bác cho quyền xử lý tại chỗ, báo cáo sau và chịu trách nhiệm trước Bác và Trung ương.

 

Sau này đất nước phát triển, cơ chế kiểm tra, giam sát cần phải thường xuyên hơn, phức tạp và cần thiết hơn, chính vì vậy cơ quan Chính phủ cần thêm người thì Bác sẽ cho bổ sung. Nhưng theo Bác, bổ sung thêm người không cần đông mà chỉ cần tinh và chất lượng. Đây cũng chính là Bác đã sử dụng lời chỉ dẫn của Lê Nin. Lê Nin đưa ra công thức, đó là: Mấu chốt của lúc này là tổ chức và cán bộ, cho nên bí quyết của thành công là: Chọn đúng người, giao đúng việc, kiểm tra thường xuyên. Bác bổ sung thêm một câu rất thấu lý, đạt tình vào triết lý của Lê Nin, đó là: “Đãi ngộ xứng đáng” để tạo động lực cho họ làm việc. Triết lý này chứng minh cho sự hài hòa, có lý, có tình của Hồ Chí Minh trong phong cách của người gắn với công tác kiểm tra, giám sát.

Hiện nay, chúng ta có nhiều vấn đề xảy ra trong các cơ quan bộ máy Nhà nước, như bệnh đối phó, thành tích… Những nguyên nhân này sâu xa đều xuất phát từ việc thiếu kiểm tra, giám sát. Trước thực trạng đó, chúng ta học tập được những gì từ phong cách của Bác để sửa chữa những lỗi này. Sâu xa là ổn định lòng dân và vì nhân dân. Theo Gs, Ts. Hoàng Chí Bảo, trước hết chúng ta học Bác từ sự dân chủ, tôn trọng tiếng nói của người dân, lắng nghe ý kiến từ dân để cần có sự điều chỉnh ngay. Chống bệnh thành tích, chính bệnh thành tích đã làm sai lệnh thông tin, làm cái xấu bị lấp đi, tốt ít thành tốt nhiều, chúng ta không nắm được sự thật nên đưa ra những quyết định không sát thực tế, thậm chí có cả sai lầm.

Về vấn đề kiểm tra, giám sát, Bác nói phải kết hợp 2 chiều, từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên để có sự hài hòa. Dân cũng kiểm soát quá trình triển khai thực hiện của cấp trên để cấp trên không đùn đẩy, né tránh trách nhiệm. Và ngược lại, cấp trên cũng giám sát cấp dưới, giám sát cơ sở để kịp thời điều chỉnh cơ chế, chính sách phù hợp với địa phương và điều kiện thực tế của nhân dân. Cùng với đó cần phải tôn trọng quy chế, kỷ luật vấn đề báo cáo. Báo cáo thường xuyên để cấp trên nắm được tình hình cơ sở và đưa ra những quyết định xử lý kịp thời. Cuối cùng là kiểm tra, giám sát không phải làm cho có lệ mà làm để thay đổi tình hình, thay đổi cơ chế ở nơi giám sát cho phù hợp với thực tế và lòng dân. Đấy là những điều mà chúng ta chú ý trong quá trình kiểm tra, giám sát theo đúng phong cách của Hồ Chí Minh.

Gs, Ts Hoàng Chí Bảo (kể)

Lê Lâm (ghi)

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hội thi kể chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2018

BHG - Ngày 29.8, Cụm thi đua số 1, Công đoàn viên chức tỉnh đã tổ chức Hội thi kể chuyện về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh lần thứ I, năm 2018 tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ. Tới dự có đồng chí Sèn Chỉn Ly, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh, Công đoàn viên chức tỉnh cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên, nhân dân trên địa bàn.

30/08/2018
Vai trò của con người trong sự nghiệp cách mạng và phát triển xã hội

BHG - Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước khi còn rất trẻ, trong cuộc hành trình 30 năm tìm chân lý cho cách mạng Việt Nam, Bác đã đi qua hơn 40 nước trên thế giới, chính vì vậy Bác đã tích lũy cho mình một vốn sống và kinh nghiệm vô cùng phong phú. Trong tất cả những kinh nghiệm và tri thức ấy, Hồ Chí Minh nổi bật là tri thức về vai trò của con người. Bác đã để lại cho chúng ta những bài học vô cùng thấm thía về vai trò của con người trong sự phát triển xã hội và sự nghiệp cách mạng.

30/06/2018
Những câu chuyện cảm động về hành trình bôn ba tìm đường cứu nước của Bác Hồ (tiếp theo kỳ trước)

BHG - Có một điều đặc biệt, đó là cuộc hành trình bôn ba của Bác sau 10 năm lại có bước ngoặt (1911 – 1920). Bác từ một người yêu nước trở thành một người Cộng sản. Bác sáng lập Đảng Cộng sản Pháp năm 1920, Bác ủng hộ Quốc tế Cộng sản (Quốc tế III) là quốc tế duy nhất trên thế giới ủng hộ giải phóng các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam.

29/08/2018
"Lương y phải như từ mẫu"

BHG - Trong sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến những người làm trong ngành y. Cách đây 63 năm, ngày 27.2.1955, trong bức thư gửi Hội nghị Cán bộ Y tế được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ sức khoẻ cho đồng bào. 

27/02/2018