"Giữ gìn đoàn kết như giữ gìn con ngươi của mắt mình"

11:14, 07/11/2017

Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết là tạo nên sức mạnh, đoàn kết thì thắng, chia rẽ thì thất bại; thực hiện đoàn kết phải có phương pháp, phải có lý, có tình “ăn ở thủy chung như bát nước đầy”.  Không chỉ đoàn kết trong nước mà đoàn kết cả ở ngoài nước, điều này được Bác thể hiện bằng việc nhiều lần sang Pháp đàm phán hòa bình cho Việt Nam, Bác vẫn dành nhiều thời gian để gặp gỡ kiều bào Việt Nam ở nước ngoài, qua đây thể hiện tấm lòng của Bác với kiều bào. Bác còn tranh thủ sự đoàn kết của quốc tế để tạo nên sự đoàn kết trong nước. Đoàn kết trong Bác đều dựa trên tính dân chủ, có dân chủ mới có sự đồng thuận trong toàn Đảng và toàn dân. Bên cạnh đó, đoàn kết phải thể hiện tính gương mẫu, lấy đảng viên là nòng cốt. Trong cuộc sống hằng ngày, sự đoàn kết của Bác cũng được thể hiện rất tinh tế, có lần Bác gọi thư ký của mình vào nói: “Chú có biết vì sao ông bà ta ngày rằm, mùng 1 hay lên chùa thắp hương?, rồi Bác nói tiếp, điều đó là để đức Phật tha thứ những lỗi lầm của chúng ta; Đảng ta cũng vậy, cũng có lúc đúng có lúc chưa đúng, có lúc phát huy được ưu điểm và hạn chế nhược điểm. Trong Đảng, Bác lo nhất là vấn đề mất đoàn kết, vì khi đã không đoàn kết rồi, chúng ta có ngồi lại để kiểm điểm nhau chắc gì đã có kết quả. Bác dặn thư ký của mình, thứ 7 tuần cuối tháng nhớ làm bánh ngọt cho Bác, làm 2 loại, một loại để ăn ngay trong lúc làm việc, còn lại dành riêng để biếu gia đình các đồng chí”. Bác coi tập thể lãnh đạo như một gia đình, có điều gì không phải thì nói trước mặt, không gây tổn thương tình cảm cho nhau... Hơn nữa, phải có lòng độ lượng và vị tha, bởi phê bình là vì đồng chí mình tốt lên. Vì vậy, tư tưởng đoàn kết của Hồ Chí Minh vừa có cơ sở khoa học, nâng cao nhận thức vừa có đạo đức để đoàn kết một cách trong sáng.

 

Trong giờ giải lao ở các cuộc Đại hội, Bác thường đi thăm những đơn vị phục vụ, trong đó Bác chọn 2 đơn vị an ninh và hậu cần. Có lần, khi đến thăm Tổ An ninh, có một chiến sỹ trẻ không biết Bác là ai nên không cho Bác vào và yêu cầu phải có giấy tờ, chỉ huy của tổ biết Bác đến thăm nên sợ quá ra nhắc chiến sỹ. Bác nói ngay với chỉ huy, chiến sỹ của chú như vậy mới tốt, mới bảo vệ an toàn tuyệt đối cho Đại hội được, còn chú là chỉ huy có lỗi Bác sẽ phạt sau. Trong Di chúc, Bác dặn “Từ Trung ương đến các chi bộ phải giữ gìn đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”, nên khi Bác lâm bệnh nặng, lãnh đạo đứng xung quanh giường bác khoác tay nhau hát bài Kết đoàn trong nước mắt, như một lời thề suốt đời noi theo tinh thần đoàn kết của Bác. Ngày 19.5.1946, Bác chủ động tổ chức sinh nhật ngay Thủ đô Hà Nội, ban đầu ai cũng mừng vì tưởng là sinh nhật Bác, nhưng sau này chúng ta mơi hiểu đó là Bác tổ chức sinh nhật cho Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh), đó là sự kiện Bác hóa thân vào dân tộc, vì đất nước, vì nhân dân.

Nội dung tư tưởng đoàn kết của Bác rất sâu sắc và toàn diện, chúng ta hiện nay càng khó khăn thì càng phải đoàn kết để đưa đất nước tiến lên phía trước, thực hiện tâm nguyện sâu xa của Bác là “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công”.

Năm 1961, Bác lên thăm đồng bào các dân tộc Hà Giang, trong chuyến thăm này, Bác đã có Tám lời căn dặn đồng bào tỉnh nhà, trong đó đoàn kết là 1 trong 8 điều bác căn dặn để Hà Giang từng bước vượt qua khó khăn, lạc hậu, đói kém, vươn lên thoát nghèo. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc Hà Giang cần phải phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết; lấy tư tưởng đoàn kết và phương pháp đoàn kết của Bác để xây dựng tổ chức Đảng, nhất là tổ chức Đảng ở cơ sở để tạo mối liêt kết mật thiết giữa dân với Đảng; biến sức mạnh đoàn kết ấy vào trong sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống tinh thần vật chất cho người dân...

 

Gs, Ts Hoàng Chí Bảo (kể) Lê Lâm (ghi)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

"Quan Sơn muôn dặm một nhà, bốn phương vô sản đều là anh em"

BHG - Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một người yêu nước, thương dân, thiết tha với độc lập dân tộc, mà Người còn là chiến sỹ cộng sản chân chính. Bước ngoặt trong 10 năm đầu tiên trên hành trình tìm đường cứu nước đã đưa Bác tiếp cận tư tưởng của Lê-nin và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Cách mạng Tháng Mười Nga (1917). 

30/10/2017
"Văn hóa soi đường cho Quốc dân đi"

BHG - Chủ tịch Hồ Chí Minh, không chỉ là một lãnh tụ thiên tài của Đảng và dân tộc ta, Hồ Chí Minh còn là một Nhà văn hóa lớn được cả thế giới ghi nhận và ngưỡng mộ. Trong di sản của Người để lại về tư tưởng văn hóa, Bác cho biết "Văn hóa soi đường cho Quốc dân đi", văn hóa không ở bên ngoài mà tồn tại trong kinh tế, chính trị của nhân loại. 

24/10/2017
Chuyên mục nghe kể chuyện về Bác Hồ

LTS: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của BTV Tỉnh ủy nhằm tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức toàn dân cũng như mỗi cán bộ, đảng viên trong "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" cũng như việc thực hiện "Tám lời Bác Hồ căn dặn Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang"; thông qua những câu chuyện kể chân thật, gần gũi, dễ hiểu của Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Chí Bảo về Bác Hồ. Từ số này, Báo Hà Giang điện tử mở Chuyên mục "Kể chuyện về Bác", trân trọng mời quý vị và các bạn đón xem!

22/10/2017
Quan điểm của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã hội

BHG - Nói đến Hồ Chí Minh, chúng ta nhớ đến người sáng lập ra Nhà nước và chế độ Cộng hòa dân chủ đầu tiên của Việt Nam; không những vậy, Hồ Chí Minh còn sáng lập ra Đảng cách mạng chân chính, quân đội, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể... Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, tư tưởng độc lập dân tộc là một tư tưởng lớn, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt di sản của Người. 

18/10/2017