Các kết quả nổi bật của năm Apec 2017: Những việc cần triển khai tiếp theo

14:20, 31/01/2018

Việt Nam sẽ tiếp tục gánh vác trọng trách của chủ nhà APEC 2017 trong những năm tiếp theo. Trước mắt, Việt Nam ta sẽ cùng Papua New Guinea thúc đẩy tiếp các sáng kiến của năm nay, tham gia hoạch định các chính sách dài hạn của APEC, đặc biệt là tham gia Nhóm Tầm nhìn APEC để đóng góp định hình hướng đi của APEC đến năm 2030, qua đó thể hiện vai trò chủ động, tích cực đóng góp cho các quan tâm chung của khu vực và quốc tế. Theo đó, cần thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác APEC trên cơ sở các sáng kiến mà chúng ta đã đề xuất và được thông qua, trong đó chú trọng 8 lĩnh vực: (i) Phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính và xã hội; (ii) Phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số; (iii) Tăng cường an ninh lương thực ứng phó với biến đổi khí hậu; (iv) Phát triển nông thôn-đô thị; (v) Phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa xanh, bền vững và sáng tạo; (vi) Tạo thuận lợi cho thương mại điện tử qua biên giới, phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng; (vii) Phát triển công nghiệp hỗ trợ; (viii) Phát triển du lịch bền vững.

- Các bộ, ban, ngành và địa phương Việt Nam cũng sẽ phải thực hiện các cam kết trong khuôn khổ APEC, đặc biệt là các kết quả Năm APEC 2017, góp phần thúc đẩy công cuộc đổi mới đồng bộ, toàn diện, tạo xung lực mới cho tăng trưởng của đất nước.

- Phát huy các kết quả của Năm APEC 2017 để tạo đà thuận lợi cho việc đảm nhận các trọng trách quốc tế quan trọng thời gian tới, trong đó có vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, ứng cử vào vị trí ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021.

- Các thành tựu và bài học kinh nghiệm của Năm APEC 2017; 40 năm tham gia Liên hợp quốc; hơn 20 năm gia nhập ASEM và ASEAN; 20 năm gia nhập APEC và 10 năm gia nhập WTO sẽ là nền tảng để xây dựng chiến lược đối ngoại đa phương Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 như Thủ tướng Chính phủ đã đề ra tại Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn 2030, nhằm tiếp tục góp phần nâng cao vị thế đất nước.

- Tiếp tục phát huy tinh thần khởi xướng, đóng góp của các doanh nghiệp, địa phương và người dân đối với tiến trình hội nhập quốc tế và các hoạt động đối ngoại đa phương nước ta sẽ đăng cai tổ chức thời gian tới. Đồng thời, tranh thủ hiệu quả các hoạt động này để quảng bá các thế mạnh và tiềm năng phát triển, kinh tế, thương mại, du lịch... của Việt Nam; tiếp tục nâng cao năng lực hội nhập quốc tế của các địa phương, doanh nghiệp và người dân, đóng góp vào việc xây dựng một nền văn hóa hội nhập quốc tế.

Tài liệu theo Ban Tuyên giáo Trung ương


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Các kết quả nổi bật của năm Apec 2017: Nguyên nhân thành công

Trong tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, chủ nghĩa bảo hộ gia tăng, song nhu cầu duy trì đà tăng trưởng và liên kết kinh tế khu vực và hợp tác APEC vẫn là mẫu số chung, Việt Nam đã đánh giá đúng nhu cầu này, khéo léo thúc đẩy tìm tiếng nói chung.

29/01/2018
Tập huấn hội nhập quốc tế về kinh tế năm 2017

BHG - Ngày 28.11, Sở Công thương phối hợp với Trung tâm tư vấn đào tạo Công nghiệp và Thương mại, thuộc Bộ Công thương mở lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế năm 2017. Tham dự có: đại diện Bộ Công thương; lãnh đạo Sở Công thương; cán bộ, công chức viên chức của các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. 

28/11/2017
Phát triển kinh tế trong mối liên kết vùng

BHG- Xác định phát triển trên quan điểm "Một trục - hai hướng", kết nối Đông Bắc và Tây Bắc, kết nối một trục giữa các tỉnh Hà Giang -  Tuyên Quang - Vĩnh Phúc với thị trường châu Văn Sơn (Trung Quốc), thời gian qua, tỉnh đã có nhiều chủ trương, chính sách, nghị quyết, đề án về phát triển các lĩnh vực có lợi thế liên kết vùng; từng bước đưa Hà Giang tự tin trên con đường hội nhập. Hà Giang có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển so với các tỉnh trong khu vực. 

25/01/2018
Ý nghĩa của Năm APEC 2017

Là thành tựu lớn của đối ngoại Việt Nam trong năm 2017 và cả nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ 12, khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại đa phương, tích cực tham gia đóng góp xây dựng, định hình các thể chế đa phương.

25/01/2018