Cộng đồng ASEAN và sự tham gia của Việt Nam

08:28, 18/07/2017

I. Cộng đồng ASEAN

1. Quá trình hình thành

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập ngày 8.8.1967 với 5 thành viên ban đầu; phát triển thành một tổ chức hợp tác toàn diện và chặt chẽ, bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á; và đã chính thức trở thành Cộng đồng ASEAN vào ngày 31.12.2015.

- Ý tưởng về Cộng đồng được đề cập từ rất sớm, ngay khi các nhà lãnh đạo thông qua tầm nhìn ASEAN 2020 (năm 1997). Năm 2003, các lãnh đạo ASEAN chính thức quyết định xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2020; và đến năm 2007, nhất trí sẽ đạt mục tiêu này vào năm 2015 (thay vì đến năm 2020 như thỏa thuận trước đó).

- Để xây dựng Cộng đồng ASEAN, các lãnh đạo (tháng 1.2009) đã thông qua lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN (2009-2015) cùng các kế hoạch triển khai trên 3 trụ cột về chính trị – an ninh, kinh tế và văn hóa – xã hội, với hơn 800 biện pháp/hoạt động cụ thể; tiếp đó là kế hoạch và kết nối ASEAN (MPAC) và sáng kiến liên kết ASEAN (IAI) về thu hẹp khoảng cách phát triển. Các lãnh đạo cũng ký hiến chương ASEAN (ký tháng 11.2007 và có hiệu lực tháng 12.2008) để tạo cơ sở pháp lý và khuôn khổ thể chế cho xây dựng cộng đồng (ASEAN ra đời trên cơ sở một tuyên bố chính trị).

- Mục tiêu tổng quát của Cộng đồng ASEAN (AC) là xây dựng ASEAN đến năm 2015 trở thành một Cộng đồng gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế, có trách nhiệm về xã hội và hợp tác rộng mở với bên ngoài; hoạt động theo luật lệ và hướng tới người dân.

+ Cộng đồng Chính trị – an ninh (APSC) có mục tiêu tạo dựng môi trường hòa bình và an ninh ở khu vực thông qua việc nâng hợp tác chính trị – an ninh ASEAN lên tầm cao mới, với 3 đặc trưng chính gồm: Hoạt động theo luật lệ với các giá trị, chuẩn mực chung; gắn kết, hòa bình và tự cường, có trách nhiệm chung đảm bảo an ninh toàn diện; và một khu vực năng động, quan hệ rộng mở với bên ngoài.

+ Cộng đồng kinh tế (AEC) nhằm tạo ra một thị trường duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; có sức cạnh tranh cao; phát triển đồng đều; và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu.

+ Cộng đồng văn hóa – xã hội (ASCC) có mục tiêu phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy bình đẳng và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, tăng cường ý thức cộng đồng và bản sắc chung.

+ Ngoài ra, ASEAN cũng hướng tới mục tiêu làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác và giữ vai trò trung tâm ở khu vực thông qua nhiều khuôn khổ (ASEAN+1, ASEAN + 3, EAS, ARF và ADMM+); và được lồng ghép vào hoạt động của từng trụ cột cộng đồng ASEAN. 

Còn nữa (Theo tài liệu của Vụ Asean BNG)


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xuất khẩu lao động sang ASEAN - cơ hội và thách thức

BHG - Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã hình thành, bên cạnh những cơ hội có được, Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều khó khăn và thử thách. Đặc biệt là thị trường lao động, nền tảng cơ bản của mọi sự phát triển và tăng trưởng. Trong những năm qua, tỉnh ta đã thực hiện việc xuất khẩu lao động (XKLĐ), để có thể tiếp tục đưa lao động vào các nước ASEAN, người lao động cần nâng cao năng lực nhiều mặt.

24/06/2017
Nông dân Hà Giang thời kỳ hội nhập ASEAN

BHG- Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Hội nhập, tự do hóa thương mại đã, đang và sẽ tác động sâu sắc tới nhiều lĩnh vực của Việt Nam, trong đó có khu vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. 

22/11/2016
Đào tạo nghề trong bối cảnh hội nhập ở Bắc Quang

BHG - Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế như hiện nay, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với công tác đào tạo nghề (ĐTN), nâng cao chất lượng nguồn lao động. Vì đây là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển KT-XH của mỗi địa phương... Nắm bắt yêu cầu cấp thiết này, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Bắc Quang đã và đang dồn lực cho công tác đổi mới, nâng cao chất lượng ĐTN, giải quyết việc làm (GQVL) gắn với giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. 

17/05/2017
Thành phố Hà Giang: Góp phần cùng ASEAN tăng cường ngoại giao với đối tác Trung Quốc

BHG - Là thành phố (TP) trung tâm của tỉnh, cách Cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy (Việt Nam)-Thiên Bảo (Trung Quốc) hơn 20 km; trong những năm gần đây, TP Hà Giang đã tích cực thực hiện công tác đối ngoại với đối tác của ASEAN là Trung Quốc. 

09/03/2017