Xây dựng nếp sống văn minh trên vùng cực Bắc - Kỳ cuối: Cả hệ thống chính trị vào cuộc

10:21, 27/09/2022

BHG - Trước khi có Chỉ thị 09 và Nghị quyết 27, thì tác hại, hệ lụy mà các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu đối với đồng bào các dân tộc trong tỉnh khá lớn, nó không chỉ gây lãng phí, tốn kém tiền bạc của nhân dân mà còn mang đến một bầu không khí ảm đạm tại mỗi làng quê, thôn, xóm; mỗi dòng họ, đến với từng gia đình; nó như một vòng luẩn quẩn không lối thoát từ năm này qua năm khác với những hủ tục như cúng bái, tế bái, cỗ bàn, rượu, thịt và… say!

Người dân thôn Bắc Ngàm, xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì thu hoạch rau màu từ cải tạo vườn tạp.
									Ảnh: VĂN NGHỊ
Người dân thôn Bắc Ngàm, xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì thu hoạch rau màu từ cải tạo vườn tạp. 

Từ thực trạng đó, nhóm tác giả Đề tài khoa học Nghiên cứu thực trạng, bàn giải pháp bài trừ hủ tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang, do đồng chí Nguyễn Mạnh Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ nhiệm đã có những nghiên cứu sâu, toàn diện về tác hại, hệ lụy của những hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu đối với đồng bào nhân dân các dân tộc thiểu số. Từ đó nhóm tác giả đề tài đã tìm ra nguyên nhân, đồng thời đề xuất những giải pháp nhằm giảm thiểu các hủ tục trong đồng bào các dân tộc thiểu số.

Để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu – xây dựng nếp sống văn minh, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 09, BCH Đảng bộ tỉnh tiếp tục ban hành Nghị quyết số 27, trong đó phân nhiệm vụ cụ thể cho cấp ủy, chính quyền các cấp; MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội; các sở, ban ngành. Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự đón nhận, đồng thuận hưởng ứng của đồng bào các dân tộc, việc thực Chỉ thị 09 và Nghị quyết 27 đã thu được những kết quả khá tích cực.

Tiêu biểu như huyện Đồng Văn, 6 tháng đầu năm có 169 cặp kết hôn, đã tuyên truyền hoãn hôn 99 cặp do chưa đủ tuổi theo quy định của pháp luật; tổ chức ký cam kết không tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống được 829 hộ; tổ chức kết hôn tập chung được 47 cặp vợ chồng; tuyên truyền, vận động được 176 đám tang/193 đám tang đưa người chết vào áo quan; 108/193 đám tang không giết mổ trâu, bò; 131/193 đám tang tổ chức không quá 48 giờ.

Bí thư Chi bộ các thôn của xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần trao đổi kinh nghiệm xóa bỏ hủ tục.
Bí thư Chi bộ các thôn của xã Tả Nhìu, huyện Xín Mần trao đổi kinh nghiệm xóa bỏ hủ tục.

Huyện Mèo Vạc đã làm điểm thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu tại 3 xã Lũng Chinh, Thượng Phùng và Niêm Tòng, với hình thức xây dựng mô hình đảm bảo an ninh trật tự gắn với thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu; mỗi xã chọn một dòng họ và trưởng dòng họ trực tiếp ký cam kết thực hiện; đặc biệt tại xã Niêm Tòng đã tuyên truyền, vận động được 49 hộ theo tà đạo “San sư khẻ tọ” quay lại làm bàn thờ Tổ tiên theo phong tục… 6 tháng đầu năm, huyện Mèo Vạc có 493 cặp kết hôn, trong đó có 05/493 cặp tảo hôn, đã vận động hoãn hôn 77 cặp; xử lý theo hương ước 22 trường hợp hôn nhân cận huyết thống; 11/181 đám tang đưa người chết vào áo quan, 119/181 thực hiện giết mổ ít gia súc, không để người chết quá 48 tiếng. Xây dựng 14 mô hình xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn minh trong đoàn viên, hội viên và nhân dân; huyện đã xét khen thưởng 2 tập thể, 3 các nhân có thành tích suất sắc trong xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh.

Huyện Bắc Quang trong 6 tháng đầu năm có 47 cặp kết hôn, trong đó có 3 cặp tảo hôn, chiếm 19,15%; vận động 12 người hoãn hôn do chưa đủ tuổi; 205/205 đám không giết mổ trâu, bò, đạt 100%; trong đó 15 người đưa đi hỏa táng, đạt 7,32%...

Còn tại Vị Xuyên cùng với tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, huyện còn tích cực vận động các tổ chức, cá nhân điều chỉnh, thay đổi những tập quán lạc hậu, rườm rà, phản cảm trong các lễ hội; rà soát quy hoạch và thống nhất việc tổ chức các lễ hội ở các địa phương đảm bảo việc bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, như: Lễ cúng Rừng của dân tộc Nùng, Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông, Lễ hội Cu Cù Tê của dân tộc La Chí, Lễ hội Qua Năm của dân tộc Dao đỏ…

Đối với người dân, việc thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu như làm gió mới đem đến sự hứng khởi, niềm tin vào một tương lai tương sáng.

Anh Hoàng Văn Hướng, dân tộc Tày, một hộ nghèo thôn Bản Qua 2, xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì vui mừng chia sẻ “Trước đây, trong dòng họ, người thân có người chết gia đình anh phải vay mượn mua trâu, lợn đến để giết, mổ, ăn uống linh đình mấy ngày liền rất tốn kém và có hại cho sức khỏe. Từ khi xã, thôn đến vận động thực hiện nếp sống văn minh, được hỗ trợ cải tạo vườn tạp gia đình anh đã đầu tư chăn nuôi trâu, lợn và trồng rau, có thu nhập, cuộc sống được cải thiện nhiều và có tiền cho con ăn, học”. Khi được hỏi về lễ vật mỗi khi gia đình có việc cưới, việc tang? Với ánh mắt tinh nghịch anh Hiếu trả lời “Thì học theo nếp sống văn văn minh”…

Có thể khẳng định, Chỉ thị 09, Nghị quyết 27 được các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm lãnh chỉ đạo triển khai quyết liệt; đã làm chuyển biến nhận thức, ý thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; đặc biệt là sự đón nhận, hưởng ứng thực hiện của người dân, Chỉ thị, Nghị quyết đã thực sự đi vào cuộc sống người dân.

Với quan điểm “Thường xuyên, liên tục, hiệu quả và bền vững”, mới đây Bí thư Tỉnh ủy Đặng Quốc Khánh đã có Kết luận trong việc thực hiện Chỉ thị 09, Nghị quyết 27, Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục nghiên cứu đề ra các nhiệm vụ, giải pháp sáng tạo, hiệu quả, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tiễn của từng dòng họ, từng dân tộc, từng địa phương và phải kiên trì, bền bỉ và thường xuyên. Phát huy vai trò gương mẫu tiên phong của cán bộ, đảng viên trong thực hiện và vận động người thân nghiêm túc thực hiện; đồng thời nghiên cứu các chế tài xử phạt vi phạm đưa vào quy ước, hương ước của thôn, tổ dân phố. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, vận động nhân dân bằng nhiều thứ tiếng, thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh, mạng xã hội; chú trọng công tác tuyên truyền miệng bằng các mô hình thực tiễn, cách làm hay, có lợi ích thực sự cho nhân dân để thuyết phục nhân dân thực hiện và nhân rộng. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các mô hình tốt, cách làm hay, các gia đình, dòng họ tiêu biểu gương mẫu tiên phong thực hiện để động viên, khích lệ tạo sức lan tỏa.

Một trong nội dung quan trọng trong chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy là giao Sở Giáo dục – Đào tạo khẩn trương biên soạn tài liệu xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh để tập huấn cho giáo viên, đưa vào giảng dạy trong các trường học theo quy định.

Đó là những giải pháp căn cơ, có lộ trình và mang tính khoa học, bền vững để đạt được mục tiêu: Đến hết năm 2022, đảm bảo 100% cán bộ, đảng viên đang công tác trong các cơ quan Nhà nước, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp thực hiện và có trách nhiệm vận động gia đình, người thân xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu. Đến hết năm 2025, phấn đấu 75% các hộ gia đình trong tỉnh nhận thức được tác hại, hệ lụy của các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu.

Bài, ảnh: VĂN NGHỊ

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Gìn giữ cái “gốc” của người cách mạng - Kỳ cuối: Tu dưỡng đạo đức suốt đời để Đảng mạnh, dân tin
BHG - Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, đạo đức cách mạng phải trải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới thành. Và chính tấm gương tu dưỡng, rèn luyện suốt đời của Người là bài học mẫu mực, sáng ngời để mỗi cán bộ, đảng viên (CBĐV) trong toàn Đảng bộ tỉnh không ngừng nêu cao tinh thần tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng để “giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân”.
26/09/2022
Xây dựng nếp sống văn minh trên vùng cực Bắc - Kỳ I: Hủ tục dẫn đến đói, nghèo
BHG - Hà Giang là tỉnh miền núi, biên giới, có nền văn hóa vùng, miền phong phú, đa dạng; là nơi cư trú của 19 dân tộc anh em. Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự cố gắng, nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh, KT-XH, trình độ dân trí của đồng bào các dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu vẫn còn bám rễ, là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.
26/09/2022
78 năm có Đảng ở Đường Thượng
BHG - Xã Đường Thượng có vị trí quan trọng khu vực phía Nam huyện Yên Minh. Vì vậy, những năm đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp đã chọn địa phương này là một trong những nơi lập đồn trú cai trị, quản lý trên vùng núi phía Bắc của Hà Giang; nơi đây cũng từng là thủ phủ của cây thuốc phiện trong nhiều năm khiến nhân dân lầm than, đói khổ. Nhưng ngay trong lòng địch và gian khó, Đảng ta đã chỉ đạo xây dựng cơ sở cách mạng đầu tiên ở các huyện phía Bắc của Hà Giang tại Đường Thượng, biến nơi đây trở thành “chiếc nôi” cách mạng trên vùng Cao nguyên đá.
26/09/2022
Cán bộ, đảng viên nêu gương - việc làm thường xuyên, lâu dài - Kỳ cuối: Đáp ứng mong muốn, kỳ vọng của nhân dân
BHG - Hiệu ứng tích cực từ việc nêu gương của CBĐV đã được khẳng định, minh chứng trong thực tiễn đời sống, có sức lan tỏa to lớn trong cộng đồng. Vì vậy, công tác giáo dục, trách nhiệm nêu gương, rèn luyện phẩm chất cách mạng của CBĐV phải là nếp nghĩ, việc làm thường xuyên, lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ CBĐV thật sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và sự kỳ vọng của nhân dân.
22/09/2022