“Cú hích” phát triển nông nghiệp bền vững - Kỳ II: Gỡ “điểm nghẽn” sản xuất

10:39, 30/09/2022

BHG - Tỉnh ta chủ yếu sản xuất nông nghiệp, với trên 80% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn. Để khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XVII đã xác định mục tiêu: “… tăng cường ứng dụng KHCN và đổi mới sáng tạo…, xây dựng Hà Giang là tỉnh phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp đặc trưng hàng hóa; đến năm 2025 là tỉnh có KT - XH phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc…”.

Hợp tác xã Ngọc Bích (Yên Minh) thực hiện mô hình trồng rau thủy canh mang lại giá trị kinh tế cao.
Hợp tác xã Ngọc Bích (Yên Minh) thực hiện mô hình trồng rau thủy canh mang lại giá trị kinh tế cao.

Từ sự cần cù, chịu khó của người dân cùng với những quyết sách được xem như “đòn bẩy” thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa như các Nghị quyết 209, 86, 09 của HĐND tỉnh đã giúp ngành nông nghiệp của tỉnh bứt phá mạnh mẽ. Tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông, lâm, thủy sản trong 5 năm gần đây bình quân đạt gần 5%/năm; ngành nông nghiệp đóng góp phần lớn vào tổng sản phẩm (GRDP) trong tỉnh. Cây hàng năm (lúa, ngô, đậu tương, lạc, rau đậu các loại) được nhân dân sản xuất đảm bảo an ninh lương thực và thực phẩm; cây ăn quả, cây lâu năm có tiềm năng trở thành hàng hóa; chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển và phân bố ở nhiều tiểu vùng khác nhau.

Một số sản phẩm trở thành đặc sản của tỉnh, như: Cam Sành, cây ăn quả ôn đới (lê, mận, hồng không hạt), chè Shan-tuyết, cây dược liệu, lúa đặc sản chất lượng cao (Già Dui, nếp Quảng Nguyên, Khẩu mang, gạo đỏ), cây Tam giác mạch; bò Vàng vùng cao, lợn đen, gà lông xước, mật ong Bạc hà. Tỉnh đã phê duyệt 10 chuỗi giá trị về cam, chè, thảo quả, lạc, lúa gạo, trâu bò, lợn, mật ong, cá đặc sản, gỗ. Một số sản phẩm bước đầu hình thành chuỗi giá trị như: Cam, chè Shan-tuyết, lạc và mật ong Bạc hà. Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị tạo việc làm, tăng thu nhập và từng bước nâng cao đời sống nhân dân, góp phần giảm nghèo bền vững.

Ứng dụng KHCN vào trồng chuối xuất khẩu giúp người dân xã Bản Ngò (Xín Mần) nâng cao đời sống.
Ứng dụng KHCN vào trồng chuối xuất khẩu giúp người dân xã Bản Ngò (Xín Mần) nâng cao đời sống.

Thông qua ứng dụng KHCN, tỉnh ta đã khảo nghiệm, tuyển chọn được một số bộ giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng với điều kiện của tỉnh và được người dân đưa vào sản xuất như giống lúa ĐS1, JO2, Japonica; cây ngô sử dụng các giống thế hệ mới như NK4300, NK66, NK6101, NK7328…; cây rau, đậu canh tác trong nhà lưới, nhà màng. Cây trồng chủ lực như Cam sành, chè Shan-tuyết được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm; cây ăn quả ôn đới và cây ăn quả có múi có vườn cây đầu dòng để sản xuất giống tốt; làm chủ quy trình nuôi cấy mô Invitro đối với chuối, khoai tây và một số giống dược liệu. Một số mô hình điển hình ứng dụng KHKT áp dụng vào sản xuất thành công được triển khai nhân rộng như: Mô hình mạ khay, máy cấy tại huyện Quang Bình, Bắc Quang gắn với dồn điền đổi thửa. Mô hình CSA sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt trên cây cam Sành tại xã Yên Hà (Quang Bình); mô hình cải tạo vườn cam sành già cỗi.. Ðây là bước tiến trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất tại tỉnh, giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế, thay đổi tư duy sản xuất của người dân.

Tuy nhiên, “điểm nghẽn” trong phát triển nông nghiệp của tỉnh đó là chưa phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu để phát triển nông nghiệp đặc trưng trở thành hàng hóa; một số sản phẩm từ cây Tam giác mạch, thảo quả, lúa gạo, bò, lợn... đã có hàng hóa nhưng tính đặc trưng, cạnh tranh không cao, chưa thực sự là thương hiệu nên hiệu quả kinh tế thấp, sản xuất chưa theo chuỗi giá trị. Nguyên nhân do các địa phương chưa xác định được vùng sản xuất tập trung; nhận thức về sản xuất hàng hóa, trình độ canh tác của người dân hạn chế; ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa tác động mạnh vào sản xuất; chưa thu hút nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp; nguồn lực hỗ trợ sản xuất hạn chế; cơ chế, chính sách ban hành nhiều nhưng dàn trải, chưa tạo bước đột phá.

Người dân xã Đồng Yên trồng, chăm sóc cây thanh long, nâng cao thu nhập cho gia đình.
Người dân xã Đồng Yên trồng, chăm sóc cây thanh long, nâng cao thu nhập cho gia đình.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hoàng Hải Lý cho rằng: Việc ứng dụng KHCN của người dân còn hạn chế khi không có sự hỗ trợ của Nhà nước. Ứng dụng mới dừng lại ở khâu sản xuất, chưa đưa công nghệ tiên tiến, hiện đại vào khâu bảo quản, chế biến sâu sản phẩm nông nghiệp. Cán bộ làm khoa học và chuyển giao tiến bộ khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp thiếu và yếu. Tỉnh chưa có khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quy hoạch, đầu tư. Thu hút ít doanh nghiệp KHCN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Thiếu thông tin về thị trường KHCN; một số đề tài, dự án khoa học sau khi nghiệm thu, bàn giao sản phẩm chưa có khả năng triển khai nhân rộng. Ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong việc quản lý vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc, giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm mới ở bước đầu. Ngoài điều kiện địa hình độ dốc lớn, phân chia nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau, tỉnh ta có nhiều dân tộc sinh sống và chịu tác động lớn về điều kiện tự nhiên; tập quán canh tác mang tính tự cung, tự cấp, sản xuất nhỏ lẻ gây cản trở cho việc ứng dụng KHCN vào sản xuất.

Tháo gỡ các “nút thắt”, BCH Đảng bộ tỉnh khóa XVII ban hành Nghị quyết số 17 về “Phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 – 2025”. Xác định rõ quan điểm phát triển nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, cây, con có thế mạnh đặc trưng, phù hợp theo tín hiệu thị trường. Đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng; ứng dụng chuyển đổi số, thương mại điện tử trong việc quản lý vùng trồng và tiêu thụ sản phẩm; kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất theo chuỗi giá trị từ công tác bảo tồn gen, nguồn giống đến sản xuất giống, lựa chọn vùng sản xuất, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tập trung huy động nguồn lực, tăng cường liên kết sản xuất, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch, tạo sinh kế bền vững, nâng cao đời sống nhân dân.

Với mục tiêu khai thác hiệu quả lợi thế so sánh về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng tiểu vùng; tập trung nguồn lực, nhân lực, KHCN vào phát triển 5 cây (cây ăn quả ôn đới, chè Shan tuyết, dược liệu, lúa đặc sản chất lượng cao, tam giác mạch) và 3 con (bò vàng, lợn đen, mật ong bạc hà) trở thành sản phẩm nông nghiệp đặc trưng hàng hóa lớn theo chuỗi giá trị gắn với phát triển sản phẩm du lịch, tỉnh ta đang triển khai đồng bộ các giải pháp nâng tầm giá trị nông sản, tạo sinh kế giúp người dân xây dựng cuộc sống ấm no.

Bài, ảnh: Kim Tiến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

“Kim chỉ nam” tự soi, tự sửa - Kỳ 3: Xứng đáng là “thanh bảo kiếm” bảo vệ Đảng, nhân dân
BHG - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Công an của ta là Công an nhân dân (CAND), từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc”. Không ngừng học tập, làm theo Bác và thấm nhuần, hiện thực hóa 2 lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đại tướng Tô Lâm, Công an Hà Giang tiếp tục nỗ lực phát huy truyền thống vẻ vang, xây dựng lực lượng thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là chỗ dựa vững chắc của nhân dân, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
30/09/2022
"Kim chỉ nam” tự soi, tự sửa - Kỳ 2: Quyết tâm tạo đột phá về giáo dục chính trị tư tưởng
BHG - Đợt sinh hoạt chính trị với chủ đề “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” và “Lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an” được Công an tỉnh triển khai có ý nghĩa rất quan trọng, kịp thời giáo dục bản lĩnh chính trị tư tưởng, để mỗi cán bộ, chiến sĩ (CBCS), đảng viên rèn tâm trong, trí sáng, ra sức thi đua giữ vững an ninh chính trị, thúc đẩy phát triển KT- XH, đối ngoại của địa phương. Đặc biệt, vinh dự được Bộ Công an lựa chọn là điển hình để nhân rộng trong lực lượng Công an toàn quốc.
30/09/2022
“Kim chỉ nam” tự soi, tự sửa - Kỳ I: Nêu cao giá trị về danh dự, tinh thần tận tụy
BHG - Nhằm tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng trong toàn lực lượng, Công an Hà Giang đã triển khai đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt với chủ đề “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” và “Lúc dân cần, lúc dân khó, có Công an" (đợt sinh hoạt). Đây là cách làm sáng tạo, mang lại nhiều kết quả toàn diện, xây dựng hình ảnh Công an Hà Giang sáng đẹp trong lòng dân; góp phần tô thắm truyền thống, bản chất cách mạng của lực lượng vũ trang trọng yếu, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
30/09/2022
“Cú hích” phát triển nông nghiệp bền vững - Kỳ I: Khẳng định vai trò “xương sống”
BHG - Ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất giúp người dân miền cực Bắc giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế, thay đổi tư duy, từng bước hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo liên kết trong sản xuất, bảo vệ môi trường. Đây được xem là “cú hích” phát triển nông nghiệp bền vững, giúp người dân địa đầu Tổ quốc xây cuộc sống ấm no.
29/09/2022