Kết quả bước đầu thực hiện Nghị quyết trồng rừng kinh tế gắn phát triển dược liệu ở Bắc Mê

08:28, 12/11/2018

BHG - Huyện Bắc Mê thuộc khu vực vùng núi thấp, diện tích tự nhiên 85.259 ha, trong đó đất lâm nghiệp 69.359 ha, chiếm trên 81%; đồng thời nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều... rất thuận lợi phát triển lâm nghiệp và dược liệu. Từ lợi thế đó, BCH Đảng bộ huyện khóa IX đã ban hành Nghị quyết (NQ) số 03 về trồng rừng kinh tế gắn phát triển dược liệu giai đoạn 2015 - 2020.

Những diện tích rừng nghèo kiệt được người dân xã Giáp Trung trồng Sa mộc.
Những diện tích rừng nghèo kiệt được người dân xã Giáp Trung trồng Sa mộc.

Theo đó, trong giai đoạn 2015 - 2020, huyện phấn đấu trồng mới 1.500 ha rừng kinh tế; 500 ha Quế và 350 ha Hồi; phát triển các loại cây có tính dược liệu và dược liệu bản địa như: Nghệ, Gừng, Đinh lăng, Đương quy, Tam thất...; chủ động liên kết với các doanh nghiệp đầu tư, sản xuất dược liệu. Với việc xác định rõ hướng đi, sau hơn 2 năm triển khai NQ, trồng rừng kinh tế được 1.653/1.500 ha, đạt 110%; cây Quế, ước thực hiện 306/500 ha, đạt 61%; cây Hồi đạt 214/350 ha, đạt 61%; cây Nghệ trồng được 409 ha; cây dược liệu trồng mới, ước hết năm nay đạt 85 ha.

Đồng chí Ấu Quốc Công, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Có được kết quả trên, huyện đã tận dụng tiềm năng, lợi thế, phấn đấu hoàn thành NQ đề ra. Hàng năm, huyện giao chỉ tiêu, kế hoạch cho các xã, thị trấn để triển khai thực hiện; triển khai tuyên truyền NQ đến cán bộ, đảng viên và nhân dân; mở các lớp tập huấn quy trình kỹ thuật trồng cây cho nhân dân. Bên cạnh đó, UBND huyện tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ, kêu gọi doanh nghiệp liên kết với nhân dân thực hiện...

Trồng rừng và dược liệu được huyện xác định là thế mạnh, hướng đi bền vững nên đã triển khai nhiều giải pháp như: Để có điểm thu mua nguyên liệu, nâng cao giá trị sản xuất dược liệu, huyện chỉ đạo ngành chức năng hỗ trợ thành lập Hợp tác xã (HTX) Chiết xuất tinh dầu Hồi tại thôn Nà Nôm (Đường Âm), xây dựng nhãn hiệu sản phẩm tinh dầu Hồi; hỗ trợ thành lập HTX Chế biến tinh bột nghệ Ngọc Sơn (Minh Ngọc) và dây chuyền sản xuất các sản phẩm từ nghệ của Công ty Cát Thành. Nhằm chủ động cây giống tại chỗ phục vụ nhu cầu trồng rừng, dược liệu, huyện đã xây dựng vườn ươm cây giống lâm nghiệp tại tổ 1 thị trấn Yên Phú, quy mô 1.600 m2; vườn ươm cây Hồi tại thôn Nà Nôm, quy mô 1.500 m2; phối hợp với Viện Phát triển Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên xây dựng Dự án trồng rừng kinh tế gắn phát triển dược liệu trên địa bàn huyện, giai đoạn 2018 – 2023.

Những ngày này, người dân xã Giáp Trung đang thu hoạch Quế; anh Dương Văn Minh, thôn Nà Bó cho biết, gia đình bán cả vườn được hơn 50 triệu. Trồng Quế có thể tận dụng nhiều bộ phân như thân, vỏ, lá, quả, mang lại giá trị kinh tế; trước khi thu hoạch, gia đình đã trồng gối hơn 20 ha Quế...

Từ những lợi thế trên, từ năm 2015 đến nay, có nhiều doanh nghiệp đến khảo sát đất, khí hậu trồng dược liệu. Công ty TNHH Dịch vụ và xuất khẩu Ngọc Linh (Hà Nội) thuê 71 ha đất trồng rừng, dược liệu tại xã Thượng Tân; Công ty Dược liệu Bông Sen Vàng khảo sát, thuê đất trồng dược liệu tại xã Yên Định, Đường Hồng với quy mô trên 255 ha; một số nhà đầu tư như: Tập đoàn TH True Milk; Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương II; Công ty Cổ phần phát triển Nông, lâm nghiệp Hà Giang... đang có các phương án đầu tư tại huyện.

Việc trồng rừng gắn phát triển dược liệu đã góp phần nâng độ che phủ rừng của huyện lên trên 60%; tạo việc làm cho nhiều lao động, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân, hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Bài, ảnh: Hoàng Yến


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đảng bộ xã Quảng Ngần đẩy mạnh chỉ đạo phát triển kinh tế

BHG - Quảng Ngần là xã vùng 3 của huyện Vị Xuyên còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện giao thông, địa hình chia cắt, các thôn vùng cao chỉ sản xuất lúa được 1 vụ và chưa có điện lưới Quốc gia, trình độ dân trí không đồng đều, điều kiện để phát triển kinh gặp nhiều bất lợi… Tuy vậy, từ đầu năm đến nay, Đảng bộ xã đã tăng cường lãnh, chỉ đạo, cho chủ trương giải quyết những vấn đề trọng tâm, trọng điểm trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt chú trọng phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân.

31/10/2018
Hiệu quả Đề án 18 của Tỉnh ủy về nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát ở Mèo Vạc

BHG - Đề án số 18-ĐA/TU, ngày 12.9.2017 của Tỉnh ủy (gọi tắt là Đề án 18) về "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) và thi hành kỷ luật trong Đảng của cấp cơ sở trong Đảng bộ tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2017 – 2020" được huyện Mèo Vạc chủ động, sáng tạo và quyết tâm trong triển khai. Qua đó, từng bước xây dựng Đảng bộ các cấp trên địa bàn ngày càng trong sạch, vững mạnh.

31/10/2018
Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh ở Bản Luốc

BHG - Đề ra những giải pháp cụ thể nhằm củng cố, khắc phục những hạn chế đi đôi với nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên được Đảng bộ xã Bản Luốc (Hoàng Su Phì) xác định là nội dung quan trọng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

31/10/2018
Quản Bạ chú trọng kết nạp đảng viên

BHG - Trong những năm qua, Đảng bộ huyện Quản bạ luôn quan tâm, chú trọng công tác phát triển đảng viên mới, với nhiều biện pháp để tạo nguồn; đồng thời tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh. Từ đó, phát huy tốt vai trò hạt nhân chính trị ở cơ sở; góp phần lãnh đạo thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển KT – XH, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.

31/10/2018