Trao cơ hội cho đặc sản địa phương

19:03, 10/02/2021

Xuân 2021 - Kết nối thị trường - khâu cuối cùng đóng vai trò rất quan trọng trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp để sản phẩm hàng hóa đến được tay người tiêu dùng; giúp người nông dân giải nỗi lo “được mùa mất giá”, hướng đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, phát triển bền vững.

Cam vàng Hà Giang bày bán tại siêu thị lớn ở Hà Nội.
Cam vàng Hà Giang bày bán tại siêu thị lớn ở Hà Nội.

Hà Giang được thiên nhiên ưu đãi điều kiện thuận lợi về thổ nhưỡng và các tiểu vùng khí hậu khác nhau, giúp tạo ra nhiều đặc sản địa phương nức tiếng trong cả nước, một số sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chỉ dẫn địa lý, trong đó nổi bật là cam Sành, chè Shan tuyết, mật ong Bạc hà…

Cam là cây hàng hóa mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Niên vụ 2020 – 2021, tổng diện tích cam toàn tỉnh đạt trên 9.100 ha; diện tích cam cho thu hoạch là 8.600 ha, sản lượng ước đạt trên 80.000 tấn. Trong đó, diện tích cam Sành khoảng 6.900 ha, diện tích cho thu hoạch trên 5.920 ha; có trên 72% diện tích cam Sành cho thu hoạch được cấp chứng nhận VietGAP. Toàn tỉnh có 39 vùng cam với gần 3.700 ha được cấp Giấy chứng nhận VietGap và được quản lý trên nền bản đồ VN 2000; tỉnh đã cấp quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Hà Giang” dùng cho sản phẩm cam cho 49 HTX, tổ sản xuất cam Sành với 1.800 hộ tham gia.

Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp-PTNT và tỉnh cùng các đại biểu cắt băng khai trương Tuần hàng giới thiệu sản phẩm cam và sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang tại Hà Nội.
Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp-PTNT và tỉnh cùng các đại biểu cắt băng khai trương Tuần hàng giới thiệu sản phẩm cam và sản phẩm OCOP tỉnh Hà Giang tại Hà Nội.

Để phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững, chủ động kết nối thị trường, gắn kết phân phối và tiêu thụ sản phẩm cam, công tác xúc tiến thương mại luôn  được UBND tỉnh và ngành Công thương triển khai quyết liệt và đồng bộ. Trong đó, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch xúc tiến tiêu thụ sản phẩm cam Hà Giang niên vụ 2020 – 2021 với một số hoạt động trọng tâm, nổi bật như: Xây dựng phóng sự về cam Sành Hà Giang phát trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam; lắp đặt pano ngoài trời; đẩy mạnh truyền thông số; tổ chức các đoàn kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ tại các tỉnh miền Trung và Hà Nội; tham gia chương trình kết nối với nhà phân phối; tổ chức Hội thi sản phẩm cam Sành niên vụ 2020 – 2021 gắn với ký kết hợp đồng, biên bản ghi nhớ tiêu thụ sản phẩm; hỗ trợ cung cấp sản phẩm cam vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị và nhà máy chế biến; tổ chức tuần lễ “Cam Sành và sản phẩm Ocop tỉnh Hà Giang” lồng ghép với “Không gian văn hóa, du lịch, thương mại tỉnh Hà Giang” tại Hà Nội; hỗ trợ điểm bán hàng cố định tại Hà Nội và một số địa phương khác; phối hợp với Sở Công thương thành phố Hà Nội tổ chức Tuần hàng giới thiệu sản phẩm cam Sành và sản phẩm Ocop của tỉnh tại Hà Nội. Tham gia Hội nghị Giao thương kết nối cung cầu hàng hóa giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố năm 2020; kết nối tiêu thụ sản phẩm cam tại thị trường các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng và tham gia Hội chợ, Hội nghị kết nối cung - cầu sản phẩm Ocop tại Quảng Ninh. Bên cạnh đó, Liên minh HTX và Hội Nông dân tỉnh phối hợp tổ chức trưng bày, quảng bá sản phẩm cam của tỉnh tại các chương trình liên kết, hội nghị, hội chợ, tuần lễ sản phẩm hàng hóa do Liên minh HTX Việt Nam và T.Ư Hội Nông dân tổ chức.

Sử dụng điện thoại thông minh truy xuất nguồn gốc sản phẩm cam.
Sử dụng điện thoại thông minh truy xuất nguồn gốc sản phẩm cam.

Trung tâm Khuyến công – Xúc tiến Công thương tỉnh tích cực, chủ động làm việc với hệ thống siêu thị lớn như: SaiGon Co.op, VinMart, BigC… để đưa sản phẩm cam và các đặc sản Hà Giang vào tiêu thụ. Khai màn vụ cam năm nay, những tín hiệu vui đầu tiên đã đến khi 65 tấn cam lòng vàng của niên vụ 2020 – 2021 đã cập bến hệ thống siêu thị VinMart, chuỗi hệ thống siêu thị lớn nhất cả nước. Siêu thị BigC Thăng Long cũng đã thống nhất, đồng ý tiếp nhận, bày bán sản phẩm cam và một số sản phẩm nông sản Hà Giang tại 17 siêu thị BigC khu vực phía Bắc và sẵn sàng kết nối với hệ thống BigC ở khu vực phía Nam để tạo điều kiện thuận lợi nhất trong việc tiêu thụ sản phẩm cam cho tỉnh.

Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Khắc Quyền chia sẻ: “Trước hết, người trồng cam phải thay đổi tư duy sản xuất, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quy trình sản xuất cam VietGAP và tem truy xuất nguồn gốc, đảm bảo cam chất lượng. Các cấp, các ngành cần phối hợp chặt chẽ, kêu gọi đầu tư, đẩy mạnh liên kết 4 nhà. Ngành Công thương sẽ luôn sát cánh cùng với bà con nhân dân; đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm bằng nhiều hình thức để tạo cầu nối liên kết, tiêu thụ sản phẩm, đưa nông sản Hà Giang đứng vững trên thị trường”. 

Bài, ảnh: BIỆN LUÂN

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đón Xuân nhớ Đảng

Xuân 2021 - Tết Nguyên đán của người Việt Nam được tổ chức theo lịch âm, diễn ra từ ngày 25 tháng Chạp đến ngày 15 tháng Giêng ta, tập trung trong 10 ngày từ ngày 25 tháng Chạp đến mùng 5 tháng Giêng, đó là Tết có từ ngàn đời nay. Nhưng dưới chế độ phong kiến, xã hội phân chia giai cấp (giàu, nghèo) và kỳ thị dân tộc, Tết diễn ra trong không khí buồn tẻ, các trò chơi chỉ diễn ra trong hộ, nhóm hộ không thành hội, vật chất và tinh thần túng thiếu.

10/02/2021
Nhìn lại nỗ lực một năm của những người làm Báo Hà Giang

BHG - Năm qua, trong điều kiện khó khăn chung của cả nước và của tỉnh, do phải đối phó với dịch Covid-19 và tình hình kinh tế khó khăn. Nhưng nỗ lực phục vụ tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tỉnh, Báo Hà Giang đã tích cực khắc phục khó khăn, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền...

10/02/2021
Chung tay "Dệt thêu bức tranh Hà Giang" với những sắc Xuân ngày càng ấm áp, hạnh phúc

Xuân 2021 - Năm 2020 khép lại với biết bao cảm xúc đan xen. Một năm đầy khó khăn, thử thách với Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Hà Giang. Đại dịch Covid-19 bùng phát, kéo dài khiến cho hoạt động du lịch gần như đóng băng những tháng đầu năm, biến đổi khí hậu gây mưa lớn cục bộ, ngập úng, sạt lở…

10/02/2021
Nông nghiệp vươn tới mục tiêu mới

Xuân 2021 - Năm 2020, ngành Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ nền kinh tế: Vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa phát triển trọng tâm, trọng điểm các sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của địa phương, gắn với phân vùng sản xuất hàng hóa, chế biến sâu thành chuỗi giá trị, xây dựng và khẳng định thương hiệu các sản phẩm nông sản Hà Giang, tạo sinh kế và nâng cao đời sống nhân dân.

09/02/2021