Tạo sinh kế cho người dân địa đầu cực Bắc

14:17, 15/02/2021

Xuân 2021 - Người dân nơi địa đầu cực Bắc náo nức đón mùa Xuân mới trong niềm hân hoan khi đời sống ngày một đổi thay. Những cánh Đào phai khoe sắc thắm khiến đất trời biên cương như khoác lên mình tấm áo mới đầy nhựa sống. Trong niềm hân hoan ấy, người dân đang trọn niềm tin vào đột phá được xác định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII về tạo sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. 

Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi (Mèo Vạc) được đầu tư xây dựng, thu hút đông đảo du khách.  								              Ảnh: HẢI ĐĂNG
Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi (Mèo Vạc) được đầu tư xây dựng, thu hút đông đảo du khách. Ảnh: HẢI ĐĂNG

Đời sống người dân trong tỉnh thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực; tỷ lệ hộ nghèo giảm từng năm. Tuy nhiên, để tạo sinh kế cho người dân, giúp nhân dân từng bước giảm nghèo bền vững luôn là một trong những bài toán khó khi nguồn lực của tỉnh hạn hẹp. Xác định đột phá tạo sinh kế, nâng cao đời sống nhân dân cho thấy Đảng bộ tỉnh đã mang cuộc sống vào Nghị quyết bằng việc xây dựng chủ trương, quyết sách sát với nguyện vọng của người dân. 

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Văn Vịnh trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2015 - 2020. 					Ảnh: MY LY
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Văn Vịnh trao Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình OCOP giai đoạn 2015 - 2020. Ảnh: MY LY

Tỉnh luôn xác định công tác xóa đói, giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt; tỉnh xây dựng các chương trình, nghị quyết về công tác giảm nghèo; các huyện cụ thể hóa bằng kế hoạch thực hiện cụ thể. Các địa phương chú trọng chỉ đạo việc vừa hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất, vừa vận động nhân dân tích cực tìm việc làm ổn định để giảm nghèo bền vững; gắn chương trình giảm nghèo với xây dựng NTM, phát triển giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân dân; huy động nguồn lực từ nhiều chương trình để xây dựng mô hình phát triển kinh tế theo hình thức đầu tư có thu hồi, giảm thiểu hình thức cho không, từ đó dần xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại, không muốn thoát nghèo của một bộ phận nhân dân; đánh giá, lựa chọn tiềm năng, thế mạnh để định hướng, hỗ trợ nhân dân triển khai các mô hình phát triển kinh tế. Qua đó, nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu trên chính quê hương. 

Chợ bò góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi ở Mèo Vạc. 		Ảnh: KIM TIẾN
Chợ bò góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi ở Mèo Vạc. Ảnh: KIM TIẾN

Giai đoạn 2015 - 2020, toàn tỉnh giảm trên 33.000 hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 43,65% xuống còn 22,53% (bình quân mỗi năm giảm 4,2%); số lao động có việc làm, tự tạo việc làm sau học nghề đạt trên 70%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nâng lên 54%; toàn tỉnh giải quyết việc làm cho gần 92.000 lao động; cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ lệ ở các ngành thương mại, dịch vụ và giảm ở lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt, thực hiện Chương trình hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công, cựu chiến binh nghèo, hộ nghèo khó khăn về nhà ở từ nguồn xã hội hóa, có trên 3.395 hộ triển khai và hoàn thành xây dựng nhà ở, góp phần quan trọng vào thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững.

Mèo Vạc là một trong những địa phương đổi mới và tăng cường công tác tư vấn, giới thiệu việc làm theo hướng tiếp cận đến người dân và người lao động; kết nối và trợ giúp lao động nghèo tìm kiếm việc làm ổn định thông qua xuất khẩu lao động và đưa lao động đi làm việc tại các khu, cụm công nghiệp; mời gọi doanh nghiệp tuyển dụng lao động và đầu tư để tạo việc làm; đẩy mạnh cung ứng lao động theo “Thỏa thuận quản lý lao động qua biên giới” với phía Trung Quốc và đưa lao động đi làm việc tại các doanh nghiệp trong nước, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, nhất là đồng bào khu vực các xã biên giới, vùng giáp biên. Mặt khác, tập trung phát triển chăn nuôi trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, hộ dân đầu tư dây chuyền, chuyển giao và ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất, chế biến thức ăn dinh dưỡng tổng hợp; khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; ứng dụng công nghệ trong sản xuất, chế biến sâu để tạo ra các sản phẩm hàng hóa đa dạng, nâng cao giá trị các sản phẩm…

Tạo sinh kế cho người dân, phát huy tiềm năng, thế mạnh, tỉnh ta huy động nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, tạo điều kiện giao thương hàng hóa, kết nối thị trường. Xây dựng các chính sách phù hợp với điều kiện thực tế về hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất chuyên canh, liên kết sản xuất, chế biến, chuyển giao ứng dụng KHKT gắn với thị trường tiêu thụ; phát triển sản xuất bền vững theo chuỗi giá trị hàng hoá; phát triển du lịch gắn với bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc. Mặt khác, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; chuyển đổi ngành nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường lao động, phù hợp trình độ học vấn, khả năng tiếp cận của người nghèo; đào tạo gắn với phát triển KT – XH từng vùng, địa phương. Tiếp tục triển khai Chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo các chính sách hỗ trợ của Nhà nước và từ nguồn xã hội hóa…

Bước sang năm Tân Sửu, vững chắc niềm tin vào những giải pháp hiện thực hóa khâu đột phá về tạo sinh kế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Để mỗi mùa Xuân sang thêm một mùa hạnh phúc, ấm no về với người dân miền cực Bắc.

KIM TIẾN

 


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tăng cường xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc

Xuân 2021 - Kế thừa và phát huy truyền thống của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam, MTTQ các cấp tỉnh Hà Giang đã phát huy vai trò của mình trong việc xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo sự đồng thuận trong các tầng lớp nhân dân, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giữ vững chủ quyền an ninh biên giới, từng bước xây dựng tỉnh Hà Giang phát triển bền vững. 

 

15/02/2021
Tết ấm biên cương

Xuân 2021 - Vào Xuân, đất trời nơi biên cương không còn se sắt trong cái lạnh giá, thay vào đó là những tia nắng ấm áp, sắc màu của loài hoa đào phai, hoa mận trắng tinh khôi và hoa cải vàng bao phủ khắp núi đồi. Trong không khí nhộn nhịp của ngày Xuân, hàng nghìn gia đình người có công (NCC), cựu chiến binh (CCB) nghèo và hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh được đón Tết cổ truyền của dân tộc trong căn nhà mới khang trang, thắm trọn nghĩa tình.

15/02/2021
Nông thôn mới Mạch nguồn kết nối Hà Giang - Hà Tĩnh

Xuân 2021 - Với những thành tựu quan trọng, chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng Nông thôn mới (NTM) ở Hà Tĩnh trở thành phong trào sôi nổi, có sức lan tỏa trên phạm vi cả nước. Thành tựu này đã tạo mạch nguồn cảm hứng, kết nối NTM Hà Giang với Hà Tĩnh thông qua những chuyến tham quan, học tập kinh nghiệm tại mảnh đất "địa linh nhân kiệt"…

15/02/2021
Lá cờ đầu phong trào Thi đua Quyết thắng

Xuân 2021 - Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua và những người thi đua là những người yêu nước nhất", những năm qua, phong trào Thi đua quyết thắng (TĐQT) của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh được cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm và đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tạo động lực thúc đẩy cán bộ, chiến sĩ không ngừng nỗ lực vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện tốt công tác quân sự - quốc phòng địa phương.

15/02/2021