"Ngọt lành" nông nghiệp Quản Bạ

06:29, 06/02/2019

Xuân 2019 - Trước nhu cầu của thị trường, Quản Bạ đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hướng tới sản xuất an toàn, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Từ đây, người nông dân có thêm nhiều động lực để tạo nên sự phát triển cân bằng và bền vững.

Trồng rau trong nhà lưới ở xã Quyết Tiến (Quản Bạ).
Trồng rau trong nhà lưới ở xã Quyết Tiến (Quản Bạ).

Dọc theo Quốc lộ 4C đi qua xã Quyết Tiến, là vùng rau của huyện Quản Bạ, tại nơi đây chúng tôi được nghe câu chuyện người dân thay đổi mạnh mẽ lối sống phụ thuộc vào thiên nhiên và cách thức sản xuất manh mún. Ông Ngũ Minh Hải, hộ trồng rau ở thôn Nậm Lương, xã Quyết Tiến chia sẻ: Trước kia nhà tôi chỉ tranh thủ trồng rau vụ Đông để tăng thêm thu nhập, nhờ hợp khí hậu nên rau gieo lên tươi tốt. Tuy nhiên, những năm gần đây thời tiết bất lợi, sương muối, rét đậm rét hại, mưa nhiều làm rau thối chết hàng loạt. Được sự vận động của chính quyền địa phương, gia đình mạnh dạn đầu tư hơn 1 nghìn m2 nhà lưới để trồng rau an toàn với các loại rau như: Cà chua, Bắp cải, Súp lơ, Su hào… trái vụ; ưu điểm lớn nhất của mô hình này là hạn chế sâu bệnh, tránh được côn trùng, ảnh hưởng của thời tiết. Qua vài vụ rau đã mang lại thu nhập từ 50-60 triệu đồng/vụ cho gia đình.

Trước yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, trồng rau an toàn đang là một trong những hướng phát triển trọng tâm ở Quản Bạ. Trồng rau sạch đã giúp người dân cải thiện thêm thu nhập, nâng cao giá thành sản phẩm. Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Quản Bạ, Phạm Ngọc Pha, cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, huyện đã ban hành kế hoạch sản xuất ngay từ đầu vụ, phấn đấu trồng 2.200 ha rau đậu các loại. Trong đó, có phân vùng cụ thể các xã trọng điểm trồng rau như: Quản Bạ, thị trấn Tam Sơn, Tùng Vài, Quyết Tiến, Đông Hà… từ đó chỉ đạo thời vụ, cơ cấu cây trồng, thâm canh, tăng năng suất. Đặc biệt, thực hiện Dự án sản xuất rau an toàn (RAT) theo chuỗi giá trị vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2017-2020, huyện đã hỗ trợ người trồng rau làm thí điểm 2 nhà lưới ở thôn Nậm Lương và Bó Lách thuộc xã Quyết Tiến. Với mục tiêu sản xuất RAT để phát huy tốt tiềm năng lợi thế của địa phương và phục vụ người tiêu dùng, đồng thời tạo mối liên kết trong sản xuất rau sạch bền vững. Trong đó, lựa chọn trồng rau trong nhà lưới là hướng đi chính, người dân được hướng dẫn trồng RAT, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế ổn định”. Hiện nay, một số doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn huyện đã tham gia sản xuất rau an toàn xuất khẩu sang Đài Loan, Trung Quốc. Trong đó, Công ty TNHH Chế biến nông sản Quản Bạ đang trồng hơn 2 ha rau sạch tại xã Quyết Tiến, ứng dụng công nghệ cao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đã mở ra triển vọng cho nghề trồng rau sạch ở Quản Bạ.

Đồng hành cùng người dân, huyện đã có những chính sách, cơ chế hỗ trợ, khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp kỹ thuật cao, sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Anh Phạm Ngọc Pha cho biết thêm: Nhằm giải quyết đầu ra cho rau an toàn, huyện đã xây dựng hai quầy giới thiệu sản phẩm tại xã Quyết Tiến. Tư vấn, hỗ trợ một phần kinh phí để các Tổ sản xuất rau an toàn làm tem sản phẩm, có truy xuất nguồn gốc. Sản xuất theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo uy tín đối với người tiêu dùng đang là xu hướng tất yếu được Quản Bạ nhân rộng trong thời gian tới.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bên cạnh việc phát triển trồng rau an toàn, Quản Bạ tiếp tục hướng đi mới là trồng lạc liên kết với doanh nghiệp. Nhờ chuyển đổi tư duy, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, người dân bội thu mùa lạc với năng suất đạt 10 tấn tươi/ha. Mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ dân vùng cao. Việc chuyển đổi tư duy sản xuất còn được người dân thực hiện mạnh mẽ trong phát triển chăn nuôi đại gia súc. Nhờ khai thác hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi theo Nghị quyết 209 và 86 của HĐND tỉnh, qua hai năm triển khai đã giải ngân hơn 36 tỷ đồng, tạo điều kiện cho nhiều hộ chăn nuôi mở rộng quy mô sản xuất từ nhỏ, lẻ sang các gia trại, trang trại. Tổng đàn trâu, bò toàn huyện nâng lên hơn 22.400 con, sản xuất dần đi vào chiều sâu. Những nỗ lực phát triển nông nghiệp công nghệ cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang là xu hướng tất yếu, đó cũng là chặng đường huyện hướng tới để tạo sự phát triển bền vững. 

Bài, ảnh: Lê Hải


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ấm lòng người có công

Xuân 2019 - Một mùa Xuân mới lại về, nhiều gia đình người có công trên địa bàn huyện Yên Minh phấn khởi đón Tết trong những ngôi nhà mới, khang trang được hình thành từ sự vào cuộc, vận động nguồn xã hội hóa của Phòng Lao động - TBXH. Dù tiết trời lạnh giá, nhưng bên trong những ngôi nhà mới, Xuân này thêm ấm áp và nhiều niềm vui hơn. Trong chuyến công tác khi Xuân đang "gõ cửa" từng nhà...

06/02/2019
Mùa Xuân và hành trình Startup của tuổi trẻ

Xuân 2019 - "Một năm khởi đầu từ mùa Xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa Xuân của xã hội". Lời dạy lúc sinh thời của Hồ Chủ tịch đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị. Với tuổi trẻ Hà Giang, lời dạy của Người trở thành động lực mạnh mẽ cho phong trào Khởi nghiệp (Startup) sôi nổi. Xuân Kỷ Hợi đang về nơi địa đầu Tổ quốc với nhiều hy vọng. Tuổi trẻ Hà Giang có biết bao tấm gương vượt khó, khởi nghiệp xuất sắc, trở thành những điển hình trong phong trào...

05/02/2019
Chung sức xây dựng thị trấn Mèo Vạc

Xuân 2019 - Thị trấn Mèo Vạc đang từng bước vươn mình, xứng đáng là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa huyện nhà. Với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền và chung tay, góp sức của người dân đã làm nơi đây từng ngày thay da, đổi thịt. Thị trấn Mèo Vạc hôm nay như "đóa hoa" điểm tô bức tranh Xuân thêm tươi sáng. Thị trấn Mèo Vạc có nhiều lợi thế, nhất là phát triển thương mại và dịch vụ. Thấy rõ tiềm năng đó, Đảng bộ, chính quyền cùng bà con chú trọng xây dựng bộ mặt đô thị "sáng – xanh – sạch – đẹp", 

05/02/2019
Cùng đồng bào dân tộc thiểu số xây tổ ấm gia đình

Xuân 2019 - Sau 3 năm thực hiện Đề án Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH,HNCHT) trong vùng dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 – 2020 đã thu được kết quả đáng mừng. Các vụ TH,HNCHT giảm thiểu rõ rệt, nhận thức của bà con được nâng cao. Thực hiện Đề án từ năm 2016 đến nay, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với các địa phương lựa chọn 4 đơn vị là xã Chí Cà (Xín Mần) và Trường PTDT Nội trú THCS và THPT Yên Minh (Yên Minh), 

05/02/2019