Nâng cao công tác quản lý và hoạt động kinh doanh tại chợ thành phố Hà Giang

08:40, 15/10/2013

HGĐT- Chợ không chỉ là một tổ chức hoạt động kinh tế mà còn là một loại hình sinh hoạt văn hóa chứa đựng bản sắc dân tộc, là bộ phận cấu thành trong đời sống kinh tê, văn hóa, xã hội. Thông qua các chợ truyền thống, hàng hóa được đưa từ sản xuất đến tiêu dùng, góp phần kích thích sản phẩm hàng hóa phát triển, phục vụ sản xuất cũng như đời sống của các tầng lớp nhân dân.



Khu bán hàng tổng hợp tại Chợ trung tâm.


Ông Tô Hữu Nhu, Trưởng BQL Chợ trung tâm thành phố Hà Giang (TPHG) cho biết: Chợ hiện có gần 300 hộ kinh doanh với nhiều mặt hàng kinh doanh, trên 20 ngành hàng chính được bố trí hợp lý tại 5 khu (Bách hóa tổng hợp, hàng rau sạch, hàng tươi sống, hàng hoa quả và đang triển khai khu vực bán rau VietGap). Để từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ tại chợ theo hướng văn minh và hiện đại thì công tác đảm bảo vệ sinh môi trường cũng luôn được chú trọng. Hàng năm BQL chợ chi trả cho Công ty Vệ sinh môi trường gần 300 triệu đồng về vệ sinh môi trường nhằm đảm bảo vệ an toàn thực phẩm và cảnh quan, mỹ quan của chợ; thường xuyên đầu tư sửa chữa, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng của chợ... Từ năm 2011- 2013, được sự quan tâm của các ngành chức năng, chợ đã đầu tư tu sửa trên 1 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất, sơn sửa hệ thống tường rào quanh chợ, lắp đặt một số hệ thống điện và lên sơ đồ hướng dẫn vị trí các ngành hàng kinh doanh trong chợ phục vụ người dân và khách du lịch đến mua hàng hóa tại chợ đảm bảo thuận lợi... Theo đó, các công trình vệ sinh, hệ thống thoát nước, điện chiếu sáng, mái che, ki-ốt... thường xuyên được đầu tư sửa chữa, nâng cấp khá hoàn chỉnh.

 

Các ngành hàng chủ yếu như hàng tổng hợp, vải, giầy dép, quần áo, sành sứ, sắt, may đo, đồ điện, lương thực, rau, quả...với mẫu mã, kiểu dáng đa dạng, có chất lượng khá đồng đều, đặc biệt Ban Quản lý chợ khuyến khích các hộ tiểu thương tập trung bán hàng Việt Nam, góp phần đưa hàng Việt tiêu thụ tại địa phương. Ngoài ra, tổ chức cho các tiểu thương cam kết bán hàng đúng giá và không làm khó dễ cho khách hàng với tiêu chí “thuận mua, vừa bán”, không chèo kéo khách hàng. Để các hoạt động sản xuất, kinh doanh khai thác chợ hiệu quả theo hướng văn minh, hiện đại, đúng tầm vóc của một chợ trung tâm của thành phố, BQL chợ cũng thường xuyên tổ chức các cuộc họp các hộ kinh doanh tại chợ về việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước quy định. Cùng với đó, công tác tuyên truyền, nhắc nhở luôn được thực hiện thường xuyên nên ý thức giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống cháy, nổ của bà con ở chợ ngày càng cao. Từ ý thức này đã góp phần từng bước xây dựng hệ thống thương mại dịch vụ chợ văn minh. Bên cạnh đó, BQL chợ luôn phối hợp với các ngành chức năng đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra các hộ kinh doanh, đảm bảo hàng hóa lưu thông đạt tiêu chuẩn, chất lượng, đúng nguồn gốc xuất xứ, đúng thời hạn quy định. Qua đó tránh các biểu hiện, hành vi gian lận thương mại, bán hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng, hoặc các hiện tượng đầu tư găm hàng trục lợi. Chị Xuân, một tiểu thương kinh doanh hàng quần áo cho biết: “Chúng tôi luôn nhập hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ, giá cả phải chăng chứ không “nói thách, nói quá” để người mua hàng yên tâm và thoải mái khi mua bán tại chợ. Việc thực hiện sự văn minh trong thương mại tại chợ được những tiểu thương chúng tôi rất đồng tình ủng hộ. Việc sắp xếp hàng hóa có ngăn nắp hơn, giữ gìn vệ sinh khu vực buôn bán được duy trì thường xuyên, với lại, trong thời buổi hiện nay, muốn bán được hàng thì thái độ ứng xử cũng rất quan trọng trong việc giữ khách”.

 

Để hệ thống thương mại dịch vụ tại chợ ngày một văn minh hơn, hiện nay các hoạt động tại chợ đã từng bước đi vào nề nếp, thông thoáng và tạo được mỹ quan, xây dựng niềm tin và ấn tượng tốt đối với khách hàng. Các công tác đảm bảo về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng hóa được kiểm soát về nguồn gốc để hạn chế hàng gian, hàng giả; kết cấu hạ tầng đảm bảo, các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, vệ sinh môi trường... ngày càng được đề cao. Ngoài ra, lối ứng xử lịch sự, văn minh, chuyên nghiệp là một trong những việc làm quan trọng...


TUẤN VIỆT

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tự tin tiếp bước
Dân tộc và tuổi trẻ Việt Nam vừa đau buồn tiễn biệt một nhân cách vĩ đại - Đại tướng huyền thoại, anh hùng dân tộc Võ Nguyên Giáp.
14/10/2013
Một gia đình trân trọng lưu giữ bức ảnh chụp chung với Đại tướng Võ Nguyên Giáp
HGĐT- Trong một lần lên thăm Hà Tuyên và Hà Giang ngót 30 năm trước, trên đường về, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có ghé thăm gia đình bà Nguyễn Thị Hương, hiện đã 71 tuổi, ở tổ 2, Xuân Hòa, xã Tân Quang (Bắc Quang).
12/10/2013
Sinh hoạt chính trị “Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trái tim tuổi trẻ Hà Giang”
HGĐT - Tối 10.10, Tỉnh đoàn Hà Giang tổ chức sinh hoạt chính trị “Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong trái tim tuổi trẻ Hà Giang” để các bạn trẻ hiểu hơn về cuộc đời, sự nghiệp cách mạng, những đóng góp to lớn của Đại tướng đối với dân tộc ta. Từ đó, noi theo tấm gương của Đại tướng phấn đấu học tập để sống tốt hơn, trách nhiệm với Tổ quốc, với
11/10/2013
Về nơi chuẩn bị đón đồng bào hạ sơn
HGĐT - Thôn Dìn, xã Ngọc Minh (Vị Xuyên) có 44 hộ nhưng có tới 41 hộ nghèo. Cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn khi điều kiện phát triển bất thuận: Không điện, không đường bê tông, không trường học kiên cố... Cuối năm 2012, Chi cục Kinh tế hợp tác và PTNT (Sở Nông nghiệp và PTNT) triển khai Dự án di chuyển dân cư từ 2 huyện Đồng Văn, Quản Bạ về thôn, người dân nơi đây có
10/10/2013